Dạy trẻ cách tiêu tiền

Không có đồng tiền nào xấu chỉ có những người xấu vì đồng tiền thôi. Đó là bài học đầu tiên bạn nên dạy con mình.

xem thêm: Tâm thư của con gửi mẹ... xin tiền tiêu vặt

Gần đây rộ lên một số vụ trẻ em vì thiếu nợ mà tự tử, trộm cắp, thậm chí giết người cướp của... khiến nhiều người bàng hoàng.

Khi con trẻ thành... con nợ - 1

(Cha mẹ phải đừng lấy tiền làm thước đo tình cảm mà phải biết dậy cho con cách quý trọng đồng tiền)

Gần đây rộ lên một số vụ trẻ em vì thiếu nợ mà tự tử, trộm cắp, thậm chí giết người cướp của, tham gia đường dây mua bán dâm… khiến nhiều người bàng hoàng. Để phải mắc nợ là lỗi của trẻ, nhưng khiến trẻ dấn bước đến những hành vi cùng quẫn như trên còn có phần trách nhiệm của cha mẹ.

Tuổi nhỏ nợ không nhỏ

Q., học sinh lớp 3 bị bạn cùng lớp tẩy chay vì có thói quen mượn tiền bạn nhưng không bao giờ trả dù mỗi ngày Q. đều được mẹ cho 20.000 đồng. Còn Minh N., học sinh lớp 9, từ ngày gia nhập nhóm “Tứ cô nương” để đua đòi cho “bằng chị bằng em”, N. luôn bịa ra đủ lý do để mượn tiền từ anh chị họ trong gia đình đến các bạn trong và ngoài lớp. Khi nợ ngập đầu, biết không thể trả nổi, N. bỏ nhà đi bụi để lại cho gia đình những dòng nhắn gởi: “Con phải đi kiếm tiền để trả nợ cho mọi người, ba mẹ đừng tìm con, có đủ tiền con sẽ quay về. Ba mẹ tha lỗi cho con!”

 


Đó là hai trường hợp mới nhất trong những câu chuyện tôi tiếp nhận trong quá trình làm tư vấn tâm lý học đường. Có những chuyện nghe xong cứ thấy nặng lòng vì dường như người cần được tư vấn chính là các bậc phụ huynh chứ không phải trẻ!

------------

Không có đồng tiền nào xấu chỉ có những người xấu vì đồng tiền thôi. Đó là bài học đầu tiên bạn nên dạy con mình.

Tiết kiệm

Hãy dạy con tách riêng một khoản nhất định trong số tiền trẻ kiếm được để mua một thứ gì đó. Mục đích của việc tiết kiệm không phải là tích trữ một số tiền lớn rồi cứ khư khư ôm giữ mà là làm chủ việc chi tiêu của mình, có thể tự do mua những gì mình thích. Tiết kiệm chỉ có giá trị thực sự khi người ta sử dụng chúng. Bạn nên nhớ rằng điều này cũng sẽ giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng để chúng có thể độc lập tài chính trong tương lai.

Giá trị của đồng tiền

Tiền không thể thay thế cho sức khoẻ của bạn, không thể làm bạn hài lòng với công việc hay thoải mái với mọi người. Hãy dạy cho trẻ rằng có nhiều thứ còn quý giá hơn tiền và giá trị của con người còn dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác chứ không ở sự giàu có.

Cho tiền đúng cách

Không nên nghĩ cho con trẻ tiếp xúc với tiền sớm thì chúng sẽ hư. Ngược lại, hãy nghĩ những đồng tiền này sẽ giúp trẻ phát huy được tinh thần trách nhiệm và ý thức tiêu tiền của mình. Cha mẹ nên đặt ra một khoản tiền nhất định vào một thời điểm cố định. Đừng quên định hướng cho trẻ cách sử dụng những đồng tiền đó. Cần phải kiên quyết từ chối mọi yêu cầu ứng trước hoặc vay tạm nhưng không nên phạt trẻ bằng cách thu hồi tiền đã cho. Hãy dạy trẻ cách quản lý tài chính bằng việc khuyến khích con mang tiền theo người để chúng có thể chủ động mua những thứ chúng muốn thay vì liên tục xin phép bạn trước khi mua.

Biết quý những gì  mình làm ra

Nên dạy trẻ tận hưởng niềm vui  trong công việc chứ đừng lấy tiền làm thước đo khả năng và mục đích làm việc của trẻ. Hãy tạo cho con niềm vui được làm việc thay vì bận tâm tới việc chúng kiếm được bao nhiêu tiền từ việc đó. Hãy để cho con thấy niềm vui được ngắm những bông hoa sẽ nở từ cái cây do chính tay chúng trồng hôm nay chứ không phải 10.000đ  mà bạn thường cho chúng vì việc đó. Thay vì trả công cho con đã giúp mẹ dọn nhà hãy dạy cho chúng cách yêu những không gian nhỏ, nơi mọi thứ đồ đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Những lối ứng xử giáo dục sai lầm của người lớn chỉ làm gia tăng thói ham tiền ở trẻ như “dụ” trẻ học bằng tiền, quy điểm thưởng bằng tiền, “thuê” trẻ học, cưng chiều thái quá bằng cách đáp ứng mọi yêu sách tiêu xài của trẻ… Bởi khi trẻ đã quen thói xài lớn, cha mẹ không đáp ứng nổi thì trẻ phải tìm kiếm sự bù đắp bằng con đường “mượn nợ”.

Càng thương con, càng phải giúp trẻ cảm nhận đúng về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng. Tuyệt đối không lấy tiền bạc làm thước đo tình cảm: không phải cho con nhiều tiền, đáp ứng đủ mọi yêu cầu để con không thua sút bạn bè có nghĩa là yêu con.

Chính cách sống, cách chi tiêu và tiết kiệm của cha mẹ sẽ là những bài học sâu sắc mà đứa trẻ sẽ quan sát, học hỏi và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.

xem thêm: Tâm thư của con gửi mẹ... xin tiền tiêu vặt

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Viết bình luận: Dạy trẻ cách tiêu tiền

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247