18/04/2025 09:00 am
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển1.1. Đối tượng dự tuyển a) Đối với hệ đại học chính quy – Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; – Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. b) Đối với hệ đại học liên thông chính quy Người đã đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học c) Đối với hệ vừa làm vừa học, từ xa – Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; – Người đã đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học. 1.2. Điều kiện dự tuyển – Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định; – Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định; – Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. 2. Phương thức tuyển sinh2.1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển 2.2. Các phương thức xét tuyển – Phương thức 1 (mã 100):Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; – Phương thức 2 (mã 200): Xét kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ), gồm cả kết quả học tập năm lớp 12 – Phương thức 3 (mã 301): Xét tuyển thẳng (thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non). – Phương thức 4 (mã 402): Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học sư phạm Hà Nội và kết quả đánh gia tư quy của Đại học Bách Khoa Hà Nội. – Phương thức 5 (mã 500): Phương thức xét tuyển khác (như xét điểm trung bình chung học tập bậc trung cấp, cao đẳng hoặc đại học đối với hình thức đào tạo liên thông, hệ vừa làm vừa học và đào tạo từ xa). 3. Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh3.1. Quy tắc quy đổi tương đương Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển bảo đảm tuyển chọn được các thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Có dựa trên số liệu phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển các năm trước. 3.2. Ngưỡng đầu vào đối với từng phương thức xét tuyển như sau: a) Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (mã 100) Tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 15,0 điểm. b) Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (mã 200) – Đối với hệ chính quy: Tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18,0 điểm. – Đối với hệ vừa làm vừa học, từ xa: Tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 15,0 điểm. c) Xét tuyển thẳng (mã 301) Thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT, ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non. d) Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy (mã 402) – Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội ≥ 75 điểm; – Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ≥ 600 điểm; – Tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sự phạm Hà Nội ≥ 10.5 điểm; – Kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa ≥ 50 điểm. 3.3. Điểm trúng tuyển Điểm trúng tuyển theo từng phương thức xét tuyển ≥ điểm ngưỡng đầu vào đối với từng phương thức xét tuyển quy định tại Mục 3.2. Điểm trúng tuyển lấy từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Cách xác định điểm trúng tuyển cụ thể như sau: a) Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT Xác định điểm trúng tuyển (thang điểm 30, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) xét theo kết quả học tập bậc THPT năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm trúng tuyển được tính theo công thức: ĐTT = (ĐM1 + ĐM2 + ĐM3) + ĐU Trong đó: – ĐTT: Tổng điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển; – ĐM1: Điểm Môn 1 của cả năm lớp 12 – ĐM2: Điểm Môn 2 của cả năm lớp 12 – ĐM3: Điểm Môn 3 của cả năm lớp 12 – ĐU: Điểm ưu tiên (nếu có) b) Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT Xác định điểm trúng tuyển (thang điểm 30, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm trúng tuyển được tính theo công thức: ĐTT = (ĐM1 + ĐM2 + ĐM3) + ĐU Trong đó: – ĐTT: Tổng điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển; – ĐM1: Điểm thi tốt nghiệp THPT Môn 1; – ĐM2: Điểm thi tốt nghiệp THPT Môn 2; – ĐM3: Điểm thi tốt nghiệp THPT Môn 3; – ĐU: Điểm ưu tiên (nếu có). c) Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy Quy đổi theo thang điểm 30 như sau: – ĐTT = Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội * 30/150 + Tổng điểm ưu tiên (nếu có); – ĐTT = Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM * 30/1200 + Tổng điểm ưu tiên (nếu có); – ĐTT = Điểm thi đánh giá năng lực từng môn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT (thang điểm 10) theo công thức quy đổi của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó cộng điểm đã quy đổi của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển + Tổng điểm ưu tiên (nếu có); – ĐTT = Điểm thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội * 30/100 + Tổng điểm ưu tiên (nếu có). d) Đối với xét tuyển liên thông, hệ vừa làm vừa học, từ xa Xét theo kết quả học tập trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học: ĐTT = Đtbc + ĐU Trong đó: – ĐTT: Điểm trúng tuyển; – Đtbc: Điểm trung bình chung học tập bậc trung cấp, cao đẳng, đại học; – ĐU: Điểm ưu tiên (nếu có). Xét điểm trúng tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. 3.4.Công thức xác định điểm ưu tiên Điểm cộng thí sinh được hưởng = [(30 – tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường theo quy chế). 3.5. Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh theo thang điểm 10
3.6. Điểm ưu tiên Điểm ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học 4. Chỉ tiêu tuyển sinhChỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy được linh hoạt điều chuyển với chỉ tiêu liên thông chính quy, hệ vừa làm vừa học và đào tạo từ xa và ngược lại, đảm bảo không vượt tổng chỉ tiên đã đăng ký, công bố và năng lực đào tạo của Nhà trường. 5. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào cơ sở đào tạoa) Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Không; b) Điểm cộng: Không; c) Tiêu chí phân ngành, chương trình đào tạo: Xét theo từng ngành; d) Danh mục ngành, chuyên ngành, chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển:
>> Xem thêm Điểm chuẩn Trường Đại Học Lâm nghiệp các năm TẠI ĐÂY 6. Tổ chức tuyển sinhThời gian các đợt tuyển sinh trong năm: a) Đối với hệ chính quy: Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Đối với hệ vừa làm vừa học và hệ đào tạo từ xa – Nộp hồ sơ xét tuyển: Liên tục đến tháng 12/2025; – Tổ chức xét tuyển: Xét tuyển và công bố 2 tháng/lần. 7. Chính sách ưu tiên7.1. Chính sách ưu tiên Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non. 7.2. Chính sách xét tuyển thẳng Chính sách xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non. 8. Lệ phí xét tuyển: 20.000 đồng/1 nguyện vọng đăng ký xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT (Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo TTHN 2K7 CHÚ Ý! LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2025 - GIAI ĐOẠN LUYỆN ĐỀ TN THPT - ĐGNL - ĐGTD
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||