21/05/2014 10:43 am
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Li = 7. Câu 1: Hỗn hợp X gồm etilen, butadien, propin. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X bằng oxi vừa đủ thu được 15,68 lít CO2. Mặt khác, V lít hỗn hợp X có khả năng làm mất màu vừa đủ 64 gam Brom trong dung dịch. Các khí đo ở đktc. Số mol propin trong X là: A. 0,3 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,15 Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,05 mol một ancol no, đơn chức, mạch hở và a mol hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 0,335 mol khí oxi thu được 0,25 mol CO2. Thực hiện phản ứng este hóa X thu được 5,14 gam hỗn hợp chất hữu cơ. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 80% B. 40% C. 33,33% D. 75% Câu 3: Dãy chất/ion nào dưới đây có cùng cấu hình electron: A. Na+, O2-, F B. O2-, Ar, F- C. O2-, Na+, Ne D. F-, Na, O2- Câu 4: Tên thay thế (tên IUPAC) của axit acrylic là: A. axit propanoic B. axit propenoic C. axit 2-metylpropanoic D. axit 2-metylpropenoic Câu 5: Hỗn hợp X gồm propin và hidro có tỉ khối hơi so với Heli là 4,3. Nung X với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cần tối thiểu bao nhiêu gam Y để làm mất màu hoàn toàn 100 gam dung dịch Brom 8%? A. 3,225 B. 2,15 C. 4,3 D. 3,44 Câu 6: Phát biểu đúng là: A. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+ B. O2- có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ C. HCl chỉ thể hiện tính khử D. Ion Ag+ chỉ thể hiện tính oxi hóa Câu 7: X là nguyên tố phi kim. V lít khí X2 tác dụng hoàn toàn với lượng Mg vừa đủ thu được 14,4 gam rắn, còn nếu tác dụng với lượng Cu vừa đủ thì thu được 28,8 gam rắn. Giá trị của V là: A. 4,032 B. 2,688 C. 5,6 D. 5,04 Câu 8: Trong các kim loại: Na, Ba, Be, Fe, Ag, Hg. Số kim loại tác dụng được với dung dịch CuCl2 là: A. 2 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 9: Hỗn hợp A gồm 0,02 mol một ancol no, đơn chức, mạch hở X và 0,01 mol ancol no, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn A cần dùng vừa đủ 0,08 mol O2 thu được 0,09 mol H2O. Phần trăm theo khối lượng của ancol Y trong hỗn hợp A là: A. 62,35% B. 22,17% C. 37,65% D. 46,26% Câu 10: Chỉ dùng nước Brom có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong dãy: A. Benzen, toluen, stiren B. Ancol benzylic, phenol, toluen C. Phenol, anilin, benzen D. stiren, phenol, ancol benzylic Câu 11: Dẫn CO dư đi qua ống sứ nung nóng đựng sẵn các oxit: SiO2, MgO, Fe2O3, FeO, CuO, Al2O3, ZnO. Sau phản ứng thu được bao nhiêu loại kim loại? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 12: Dãy gồm các chất có phản ứng tráng gương là: A. Sacarozơ, fructozơ, mantozơ B. Tinh bột, mantozơ, xenlulozơ C. Glucozơ, sacarozơ, amilozơ D. Glucozơ, mantozơ, fructozơ Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các kim loại đều chỉ thể hiện tính khử (2) đồng có khối lượng riêng lớn hơn sắt (3) Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (4) HNO3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (5) Si có tính khử yếu hơn Mg (6) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn hóa học Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ A và B cùng chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử. 0,07 mol X có khả năng phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 tạo ra 23,76 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol X trong oxi dư thu được 7,92 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với hidro là: A. 30 B. 27,14 C. 34,57 D. 28,86 Câu 15: Hấp thụ hết 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol/lít thấy tạo ra m gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa các anion CO32- và các cation khác. Giá trị của m là: A. 39,4 C. 59,1 C. 19,7 D. 29,55 Câu 16: Cho các phát biểu sau: (1) S2- có tính khử mạnh hơn I- (2) Amophot là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4 (3) Quặng boxit rất giàu Cu (4) CO2 là oxit axit (5) CO là oxit lưỡng tính (6) CrO là oxit lưỡng tính Các phát biểu đúng là: A. (2), (5), (6) B. (1), (4), (2) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (6) Câu 17: Cho 0,1 mol Gly-Gly-Ala phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: A. 36,3 B. 30,5 C. 34,5 D. 26,5 Câu 18: Lên men 45 gam Glucozơ với hiệu suất 75%. Hấp thụ hết sản phẩm khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 22,5 B. 50 C. 45 D. 37,5 Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam phenol cần dùng tối thiểu bao nhiêu gam oxi (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O): A. 22,4 B. 13,44 C. 24 D. 19,2 Câu 20: Dãy các chất sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là: A. C2H5OH, CH3OH, HCOOH, HCHO B. HCHO, CH3OH, C2H5OH, HCOOH C. HCHO, CH3OH, HCOOH, C2H5OH D. CH3OH, HCHO, C2H5OH, HCOOH Câu 21: Dãy chỉ gồm các nguyên tố phi kim là: A. Si, Mg, C, P B. P, Br, N, Cl C. Na, Ba, Ag, Fe D. Pb, As, S, Be. Câu 22: Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa của các ion Fe3+, Cu2+, Ag+ là: A. Cu2+, Fe3+, Ag+ B. Fe3+, Ag+, Cu2+ C. Fe3+, Cu2+, Ag+ D. Ag+, Fe3+, Cu2+ Câu 23: Chia hỗn hợp X gồm Cr2O3, Al thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 38,5 gam chất rắn Z. Phần trăm khối lượng của Cr trong Z là: A. 59,22% B. 40,52% C. 54,03% D. 20,26% Câu 24: Hỗn hợp A gồm 9,6 gam axit cacboxylic đơn chức X và 0,03 mol axit cacboxylic Y có khả năng phản ứng vừa đủ với 760 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 53,32 gam muối khan. Khối lượng của A là: A. 36,6 gam B. 19,2 gam C. 48,8 gam D. 26,4 gam Câu 25: Trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, nhóm nào dưới đây có nhiều nguyên tố hóa học nhất: A. IIA B. VIIIA C. IIB D. VIIIB Câu 26: Cho các chất sau: NaOH, NaCl, C, NaHCO3, BaCl2, BaSO4. Số chất tác dụng được với H2SO4 là: A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 27: Hỗn hợp X gồm este Y và amin Z (đều đơn chức, mạch hở và có cùng số liên kết trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam X thu được 17,6 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của Z là: A. C2H5N B. C3H7N C. C3H5N D. C4H7N Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức cần dùng vừa đủ a mol O2 thu được CO2 và a mol H2O. Công thức phân tử của ancol đó là: A. CH3OH B. C3H5OH C. C2H5OH D. C3H7OH Câu 29: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H6O tham gia phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 30: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện không đổi. Khi hết t (s) thì thu được 12,8 gam Cu ở catot và tổng cộng 5,6 lít khí (đktc) thoát ra ở cả 2 điện cực. Biết nếu tiếp tục điện phân thì pH của dung dịch sẽ tăng. Coi thể tích dung dịch không đổi. Tại thời điểm 0,5t (s), số gam Cu sinh ra ở catot là: A. 6,4 B. 7,2 C. 12,8 D. 4,8 Câu 31: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 nồng độ aM thu được 10,485 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25 Câu 32: Trong phương trình phản ứng giữa FeSO4 phản ứng với KMnO4 trong môi trường dư H2SO4 loãng, hệ số của KMnO4 là (các hệ số đều nguyên dương, tối giản): A. 2 B. 5 C. 6 D. 1 Câu 33: Dãy gồm các kim loại sắp xếp theo chiều khối lượng mol giảm dần là: A. Fe, Cu, Ag B. Na, K, Li C. Hg, Cu, Fe D. Mn, Fe, Ni Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một peptit X no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thì thu được H2O, N2 và 5,6 lít CO2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch có chứa 1,8 gam NaOH và KOH thu được dung dịch chứa (m + 1,62) gam chất tan gồm Na+, K+, OH- và H2N-R-COO- (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Phân tử khối của X là: A. 283 B. 482 C. 513 D. 267 Câu 35: Trong các chất sau: ancol anlylic, phenol, o-crezol, glixerol, 2-clopropan, xiclopropan. Số chất tác dụng với NaOH trong điều kiện thích hợp là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 36: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào dung dịch gồm HCl dư và 0,01 mol KNO3 thu được dung dịch X và 0,616 lít hỗn hợp khí NO2, H2 có khối lượng 0,195 gam và dung dịch X. Cô cạn X thu được 6,7925 gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 0,98 B. 1,62 C. 0,63 D. 3,04 Câu 37: Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được số gam rắn khan là: A. 10,4 B. 29,1 C. 36,4 D. 93,8 Câu 38: Trong các polime sau: tơ visco, tơ axetat, poli(etylen - terephtalat), nilon-6, nilon-7, nilon 6-6, thủy tinh hữu cơ. Số polime trùng ngưng là: A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 39: Cho các phát biểu sau: (a) Đipeptit không phản ứng với Cu(OH)2 (b) Triolein là este có 57 nguyên tử cacbon trong phân tử (c) anilin tác dụng được với NaOH (d) isoamyl axetat có mùi chuối chín Phát biểu sai là: A. (b) B. (c) C. (a) D. (d) Câu 40: Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 Phát biểu đúng là: A. Khi tăng nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận B. Khi giảm nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch C. Khi thêm O2 vào hệ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch D. Khi thêm SO2 vào hệ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận Câu 41: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeS, CuS, MgS vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 9,408 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra (ở đktc). Cho BaCl2 đến dư vào Y thì thu được 11,65 gam kết tủa trắng. Số molFeS trong X là: A. 0,01 B. 0,03 C. 0,04 D. 0,02 Câu 42: Hóa hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin trong đó X đơn chức, Y đa chức (đều no, mạch hở, nY > nX) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 14 gam nitơ khi đo cùng điều kiện. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO2/HCl dư thì thu được 17,92 lít khí thoát ra (ở đktc) và 30,6 gam hỗn hợp chất hữu cơ là hai ancol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của X trong hỗn hợp đầu là: A. 40,48% B. 36,37% C. 39,6% D. 63,71% Câu 43: Hỗn hợp M gồm este X và Y (có số liên kết nhỏ hơn 3, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol M trong oxi dư thu được 7,48 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 0,05 mol M thu được dung dịch N. Cô cạn N thu được chất rắn Z và 1,6 gam metanol. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là: A. HCOOCH3 và CH3OOC-COOCH3 B. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3 C. HCOOCH3 và C2H5COOCH3 D. CH3COOCH3 và CH2=CHCOOCH3 Câu 44: Phân tử khối của axit Glutamic là: A. 75 B. 103 C. 147 D. 117 Câu 45: Khi tăng nhiệt độ của 1 phản ứng hóa học lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Nếu giảm nhiệt độ của phản ứng đi 20oC so với ban đầu thì tốc độ của phản ứng sẽ giảm đi: A. 9 lần B. 3 lần C. 6 lần D. 15 lần Câu 46: Cho các chất sau: axit axetic, axit fomic, glucozơ, etilen, butilen, butadien, axeton, propan. Số chất tác dụng được với Brom trong dung môi CCl4 là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 47: Công thức hóa học của isopren là: A. (CH3)2C=CH-CH=CH2 B. CH2=CH-CH=CH-CH3 C. CH2=CH-CH=CH2 D. (CH3)2C=CH-CH2-CH3 Câu 48: Axit nào sau đây mạnh nhất: A. HCOOH B. CH2Cl-CH2COOH C. CH3-CH2Cl-COOH D. CHCl2-COOH Câu 49: Hòa tan hỗn hợp gồm a mol Cu và b mol Zn trong dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng m gam so với ban đầu. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là: A. m = 152a + 151b B. m = 152b - 151b C. m = 44a + 45b D. m = 44a - 45b Câu 50: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2 thu được hỗn hợp rắn A và 13,44 lít hỗn hợp khí B (ở đktc), tỉ khối hơi của B so với H2 là 62/3. Dẫn B qua bình đựng nước cất dư thấy có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 1,493 D. 1,12
--------HẾT-------- Các em thường xuyên cập nhật Tuyensinh247.com để theo dõi kịp thời các đề thi và đáp án môn Hóa sớm nhất Tuyensinh247 tổng hợp NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
>> Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 THPT Trần Đại Nghĩa
>> Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 THPT Chu Văn An lần 3