21/05/2014 13:53 pm
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SỬ KHỐI C LẦN 2 NĂM 2014 - THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, QUẢNG TRỊI. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7.0 điểm) Câu 1: (3.5 đ) Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mô rộng lớn, mang tính cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt. Câu 2: (1.5 đ) Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Hiệp định Sơ bộ(6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954)? Tại sao có sự khác nhau đó? Câu 3: (2.0 đ) Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc ký Hiệp định Pari về Việt Nam?Hiệp định này có ảnh hưởng như thế nào đối với cục diện chiến trường miền Nam? II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 đ) Trình bày khái quát sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945. ---------- Hết ---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SỬ KHỐI C LẦN 2 NĂM 2014 - THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, QUẢNG TRỊCâu 1 a. Tính quy mô rộng lớn - Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, từ Bắc đến Nam; ở cả nông thôn và thành thị,;từ các nhà máy, xí nghiệp đến các hầm mỏ và đồn điền; kéo dài suốt gần 2 năm (Từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931) - Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc biểu tình tuần hành của hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên(Nghệ An) ngày 12/9/1930... b. Tính cách mạng triệt để - Phong trào đã nhằm vào 2 kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai, không ảo tưởng kẻ thù của dân tộc và giai cấp, kiên quyết lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu chống đế quốc và phong kiến. (độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày) - Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết. c. Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt - Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao;từ mít tinh, biểu tình đến đốt huyện đườ ng, phá nhà lao; kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ tranh để tiến công địch. - Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. Kết luận: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo Câu 2: a. - Hiệp định Sơ bộ(6 - 3 - 1946) ,chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Còn Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954) ,Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương. b. Có sự khác nhau đó vì - Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Còn trong khi ký Hiệp định Giơnevơ ta đã dành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương ->Chính vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau (thế và lực giữa ta và Pháp trong từng thời điểm có sự khác nhau) nên đã dẫn đến sự khác nhau đó Câu 3 a. Những thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc ký Hiệp định Pari về Việt Nam - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam, hướng chủ yếu là Quảng Trị, cùng các hướng Đông Nam bộ và Tây Nguyên rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam…bược Mỹ phải “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh - Quân và dân ta ở miền Bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá b. Ảnh hưởng của Hiệp đinh Pari đến cục diện chiến trường miền Nam - Làm so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. Mỹ rút quân, chính quyền và quân đội Sài Gòn suy yếu, lực lượng cách mạng được tăng cường. - Tạo ra những điều kiện thuận lợi mới để quân và dân ta tiếp tục tiến lên, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc - Giữa tháng Tám - 1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân Âu -Mỹ chưa kịp quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Hoàn cảnh đó đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á đứng lên giành độc lập và chủ quyền quốc gia. - Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập trong năm 1945: Inđônêxia, Việt Nam, Lào, còn các nước khác giành độc lập ở mức độ khác nhau (giải phóng một số vùng lãnh thổ, không tuyên bố độc lập) * Inđônêxia. - Ngày 17 - 8 - 1945, sau khi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng, bác sĩ Xucácnô đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước cộng hòa Inđônêxia. - Hưởng ứng Tuyên ngôn Độc lập, nhân dân cả nước, trước hết là ở các thành phố như Giacácta, Xurabaya...đã nổi dậy chiếm các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ tay Nhật Bản - Ngày 18 - 8 - 1945 lãnh tụ các chính đảng và các đoàn thể mở hội nghị của Ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia. , thông qua bản Hiến pháp, bầu Xucácnô làm Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia. * Việt Nam - Tháng Tám - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc thắng lợi. - Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công. Ngày 2 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Lào. - Lợi dụng thời cơ thuận lợi, tháng 8 - 1945 nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy giành chính quyền . - Ngày 10 - 12 - 1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập. Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Sử khối C năm 2014 tiếp theo trên Tuyensinh247. Theo Dethi.Violet |
>> Đề thi thử đại học môn Sử khối C năm 2014 (P3)
>> Đề thi thử đại học môn Sử khối C năm 2014 lần 2 THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị