Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án năm 2014 (P4)

Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D của trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội lần 2 năm 2014 mời các em tham khảo dưới đây.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN NĂM 2014 - THPT LƯƠNG THẾ VINH, HÀ NỘI

Phần chung cho tất cả thí sinh ( 5,0 điểm)

Câu I. ( 2,0 điểm)

Về cái chết của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng đó chính là biểu hiện sự bế tắc nói chung của văn học hiện thực phê phán trước 1945; cũng có ý kiến khắng định giá trị nhân đạo của truyện ngắn khi nhà văn thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người qua cái chết bi thảm của nhân vật.

Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về những ý kiến trên?

Câu II. (3,0 điểm)

Trong bức tâm thư gửi các bậc cha mẹ học sinh của trường Lương Thế Vinh nhân ngày khai trường năm học 2013-2014, thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương có viết: " Trẻ em càng đươc nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút.,."

Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phần riêng ( 5 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (1 câu III.a hoặc câu III.b )

Cãu IIIa. Theo chưong trình Chuẩn ( 5 điểm)

Nhận xét về thái độ ứng xử của nhân vật người vợ nhặt sau khi về nhà Tràng, có ý kiến cho rằng thị đã thay đổi, lại có ý kiến khắng định thị đang trở về với con người thực của mình.

Từ cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân, hãy bình luận những ý kiến trên.

Câu IILb. Theo chương trình Nâng cao ( 5 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau đây:

Từ ẩy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chỏi qua tim

Hồn tôi ỉà một vườn hoa lá

Rất đậm hượng và rộn tiếng chìm

( Từ ẩy - Tố Hữu, Ngữ vãn 11 Nâng cao Nxb Giáo dục, Tập hai, 2008, tr. 87 )

Ơi khảng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

Con đã đi nhưng con cẩn vượt nữa

Cho con về gặp lạỉ Mẹ yêu thương

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Nxb Giáo dục, 2008, tr.88)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN NĂM 2014 - THPT LƯƠNG THẾ VINH, HÀ NỘI

Phần 1. Phần chung cho tất cả thí sinh ( 5,0 điểm)

Câu I.(2,0 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được những vấn đề cơ bản sau đây:

“Tái hiện được chi tiết nghệ thuật quan trọng trong đoạn kết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. ( 0,5 đ)

“ Lí giải hai ý kiến đặt ra trong đề bài. (1,5đ)

*  Ý kiến thứ nhất chỉ ra một đặc điểm thường bị coi là hạn chế của các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 khi hoàn cảnh khách quan của xã hội và thế giới quan của các nhà văn chưa tạo những điểm nhìn tươi sáng cho sự thay đổi trong thân phận con người.

* Ý kiến thứ hai khẳng định giá trị nhân đạo của truyện ngắn khi nhà văn thể hiện nỗi xót thương cho thân phận con người và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người qua cái chết bi thảm của nhân vật. Đây là quan niệm rất nhân văn, mới mẻ khi nhìn nhận việc Chí Phèo tự sát chính là cách duy nhất chống lại sự tha hoá khi Chí đã thức tỉnh, khao khát hoàn lương, khao khát trở về với thế giới bằng phang, thân thiện của những người lương thiện, nhưng định kiến xã hội không chấp nhận sự trở về của Chí - không thể làm quỉ, chẳng được làm người, Chí chỉ còn con đường duy nhất là tìm đến cái chết.

- Học sinh giải thích từng ý kiến trong đề bài, từ đó có thể đưa ra ý kiến riêng eủa mình, hoặc khẳng định, hoặc bác bỏ, bố sung...các ý kiến đã nêu trong đề bài với cách lí giải cụ thể, thuyết phục.

Câu II ( 3,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Ket cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện những suy nghĩ chân thành, thiết thực, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

-Giải thích ý kiến:Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút."(0,5 đ)

*Làm rõ khái niệm "nhận": được người khác đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của bản thân về tinh thần, vật chất.ế.

*Sự biết ơn: cảm kích và muốn được đền đáp cách ứng xử tốt đẹp của người khác với mình.

*Sự biết ơn thường chỉ xuất hiện khi người nhận hiểu những gì mình được nhận là kết quả của tình yêu thương chứ không phải nghĩa vụ đơn thuần, hiếu những gì mình được nhận là đánh đổi bằng công sức vất vả, mồ hôi nước mắt của người cho chứ không phải dễ dàng, rẻ rúng ...

*Câu nói cho thấy sự tỷ lệ nghịch giữa nhận và biết ơn, đó là nghịch lí có thê xuất hiện khi con người thường xuyên được đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi, dù là vô lí nhất.

- Bàn luận ý kiến: ( 2 đ)

*Nêu những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.

*Lí giải hiện tượng nghịch lí trên cơ sở nội dung giải thích ở phần trên. Khi trẻ luôn được thoả mãn, nuông chiều mọi yêu cầu, đòi hỏi, dù là vô lí, các em sẽ coi việc nhận là đặc quyền của mình, đáp ứng là bốn phận đương nhiên của gia đình, xã hội đối với mình; sự thoả mãn vô điều kiện khiến trẻ ngày càng không biết quí trọng những giá trị nhận được, cũng không biết quí trọng công sức và tấm lòng mọi người dành cho mình qua những quan tâm, chăm sóc.

*Từ sự vô ơn, trẻ sẽ ngày càng lười biếng, ích kỉ và vô cảm trong cách hành xử với mọi người xung quanh.

*Tuy nhiên, cần có giới thuyết về chữ " nhận " trong ý kiến của đề bài - trẻ luôn cần, luôn phải được nhận tình yêu thương đế học cách yêu thương!

- Bàỉ học nhận thức và hành động cho bản thân (0,5đ): biết trân trọng tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình và xã hội dành cho mình; hiểu sâu sắc ý nghĩa và mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc đời,

Phần 2. Phần riêng ( 5 điểm)

Câu Ill.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5 điểm)

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần iàm rõ những ý chính sau đây:

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật người vợ nhặt.(0,5 đ)

2. Cảm nhận sơ lược về tính cách, thân phận người đàn bà vợ nhặt thông qua những chi tỉết miêu tả về ngoại hình, dáng vẻ, quần áo, nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động... trước khi theo Tràng về nhà. (3,5đ)

- Cảm nhận về sự biển đổi của thị ngay khi theo Tràng về nhà, từ dáng đi trên đường, cách ngồi ở mép giường, dáng đứng khép nép trước mặt bà cụ Tứ cho đến vẻ hiền hậu, đúng mực sáng hôm sau...

- Đánh giá về sự biến đổi đó trên cơ sở bàn luận về hai ý kiến đưa ra trong đề bài: Nhận xét về thái độ ứng xử của nhân vật người vợ nhặt sau khi về nhà Tràng, có ý kiến cho rằng thị đã thay đối, lại có ý kiến khắng định thị đang trở về với con người thực của mình.

Học sinh có thể bàn luận theo ý kiến riêng của mình. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

* Căn cứ vào những hành vi, cử chỉ, cách ứng xử bên ngoài, có thể thấy thị đã thay đổi, từ cô gái chao chát chỏng lỏn, bám víu vào Tràng để kiếm miếng ăn, theo không Tràng đế chạy trốn cái đói, trở thành người vợ hiền dâu thảo ý tứ, nêt na... Cách hiếu này cho thấy sức mạnh của tình yêu thương, của cuộc sống gia đình.

* Nhưng nếu chú ý phân tích một số chi tiết ( ví dụ: hơn một lần thị nói: sợ gì... .trước khi ra đẩy xe cho Tràng và trước khi ăn bánh đúc, thị đã tự bộc lộ nỗi xấu hố sợ hãi trong lòng mình khi vì miếng ăn mà bất chấp thể diện...), cũng có thê thấy người đàn bà này không thay đổi mà là trở về với con người thực của mình, con người ý tứ, nết na, hiền thục trước đó bị khuất lấp vì đói khát.

3. Đánh giá chung: (lđ)

- Vai trò người đàn bà không tên, không lai lịch, đói khát khốn khổ nhưng đã ; đem đến hạnh phúc và sinh khí cho ngôi nhà Tràng, cuộc đời Tràng, thậm chí đem I đến niềm hi vọng vào sự đổi đời qua câu góp chuyện rụt rè về Việt Minh...

- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật 1 miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn...

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5 điểm)

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ những ý chính sau đây:

  1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: (0,5 đ)

“Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ cách mạng Việt Nam, thơ ông mang phong cách trữ tình chính trị đặc sắc. Là bài thơ trích từ tập thơ đầu tay của Tố Hữu, Từ ấy đã thể hiện niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Trong hơn nửa thế kỉ sáng tạo, tiếng thơ tài hoa và trí tuệ của ông đã trải qua nhiều trăn trở, đổi thay. Bài thơ Tiếng hát con tàu trích từ tập Ánh sảng và phù sa ( 1960), một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng. Bài thơ đã thể hiện khát vọng, niềm vui và lòng biết ơn sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ khi được trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cho sáng tạo nghệ thuật, cho hồn thơ của mình.

     2. Về đoạn thơ trong bài Từ ấy ( 2đ)

2.1.  Nội dung:

- Niềm vui lớn lao khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cộng sản, nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn, Mặt trời chân ỉỉ của lí tưởng cộng sản đã tác động đồng thời cả lí trí - để giác ngộ, nhận thức; cả tình cảm - để tâm hồn chan chứa niềm vui, sức sống và tình yêu thương.

- Nỗi xúc động sâu xa khi cảm nhận mối quan hệ nhân quả kì diệu giữa Mặt trời chân ỉỉ và vườn hoa lá đầy sắc hương, rộn ràng tiếng chim ca; sự tác động kì diệu tới tâm hồn, trí tuệ con người qua các từ ngữ: bừng, chói, rất đậm, rộn... - cảm giác trẻ trung, sôi nối, say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy...

2.2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn quen thuộc trở nên mới mẻ bởi những hình ảnh tươi sáng mang đậm chất ỉí tưởng hóa, giọng điệu hân hoan sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở say mê...

3.Về đoạn thơ trong bàì Tiếng hát con tàu ( 2đ)

3.1. Nội dung:

- Niềm xúc động, lòng biết ơn sâu nặng trước những gian khổ, hi sinh, những phấm chất đẹp đẽ của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp được thế hiện trong tiếng gọi tha thiết hướng về quá khứ: Mơỉ khảng chỉến qua hình ảnh so sánh với n ngọn lửa" bất diệt đủ soi đường tới muôn đời. Mối quan hệ giữa mười năm và nghìn năm khẳng định ý nghĩa vĩnh hằng của những giá trị đẹp đẽ, những phấm chất cao quí của nhân dân trong kháng chiến.

- Ngọn lửa thiêng soi đường cho dân tộc nghìn năm sau cũng là ngọn lửa soi ! đường dẫn lối cho nhà thơ, là nguyên nhân cho tâm nguyện chân thành tha thiêt của nhà thơ về hành trình nghệ thuật của mình: đưa thi ca về với cuộc đời, với nhân dân,đât nước.

3.2. Nghệ thuật: khổ thơ sử dụng những so sánh, ẩn dụ đặc sắc, những hình ảnh vừa gợi cảm, vừa tài hoa, trí tuệ, cảm xúc gắn vớỉ suy tưởng, triết lí...

* về nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ: ( 0,5đ)

- Tương đồng: thông qua những so sánh mang tính lí tưởng hóa thể hiện niềm ngưỡng mộ, thành kính lớn lao (Mặt trời chân ỉỉ; ngọn lửa), cả hai khổ thơ đều thể hiện xúc cảm sâu sắc trước tác động kì diệu của ỉí tưởng cộng sản, của nhân dân, cách mạng...tới cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của cá nhân.

- Khác biệt: Kho tha trong Từ ấy'bộc lộ niềm vui hân hoan, những xúc cảm lãng mạn, sự bừng sáng đột ngột của trí tuệ của một hồn thơ trẻ trung, say mê, đầy hứng khởi; khổ thơ trong Tiếng hát con tàu lại là những xúc động thành kính, những chiêm nghiệm thâm trầm của một hồn thơ nhiều trăn trở, vừa được hồi sinh nhờ sự thức tỉnh của kháng chiến, của cách mạng và nhân dân. Có thể nói thêm: sự tác động trong Từ ấy chủ yếu là lí tưởng cộng sản, còn sự tác động từ thực tế vĩ đai của kháng chiến...

Các đề thi thử môn Ngữ văn của các phần tiếp theo sẽ được Tuyensinh247 cập nhật liên tục mời các em chú ý theo dõi.

Tuyensinh247 Tổng hợp

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án năm 2014 (P4)

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247