Đề thi thử đánh giá năng lực HCM số 5 - phần Sử dụng ngôn ngữ

40 câu hỏi trắc nghiệm của đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia HCM số 5 phần Sử dụng ngôn ngữ nội dung chi tiết như sau:

>>> TẢI ĐỀ ÔN THI ĐGNL PHẦN NGÔN NGỮ TẠI ĐÂY

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

Lĩnh vực: Tiếng Việt – Tiếng Anh (40 câu hỏi)

1. Xác định thành phần được gạch dưới trong câu văn sau: Chắc chắn anh ấy sẽ đến.

A. Thành phần phụ chú

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi – đáp

D. Thành phần cảm thán

2. Từ nào được dùng sai trong câu văn sau: Tuy còn mắc một số yếu điểm trong học tập, nhưng các em học sinh vẫn chấp hành nội quy nhà trường tốt.

A. yếu điểm

B. các em

C. chấp hành

D. tốt

3. Nội dung nào dưới đây không được đề cập đến trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

A. Mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với cuộc đời

B. Tình trạng bạo lực gia đình có căn nguyên từ đói nghèo và lạc hậu

C. Sự quyết tâm chiến đấu chống giặc đói, giặc dốt

D. Sự từng trải, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài

4. Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Một mặt người bằng ... mặt của.

A. một

B. mười

C. trăm

D. vạn

5. Xác định phép liên kết trong các câu văn sau: Hồi mới tập vẽ, mình có tâm sự với cô giáo rằng việc hoàn thành một bức tranh là nhiệm vụ bất khả thi. Nét bút thứ nhất thì không ngay hàng thẳng lối, nét cọ thứ hai lại lộn xà lộn xộn. (Nguồn: Facebook Hoài)

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

6. Trong các câu sau:

I. Qua những tác phẩm văn học ở thế kỷ XVIII, bọn quan lại phong kiến ra sức hoành hành, đời sống nhân dân rất khổ cực.

II. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt xông thẳng vào quân thù.

III. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển đến trường, Nam vẫn cố gắng đến lớp, nghe giảng và làm bài tập đầy đủ.

IV. Mưa lớn kéo dài gây ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng.

Câu nào sai?

A. I và II.

B. II và III.

C. II và IV.

D. I và IV.

7. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa …

A. khâu

B. vá

C. may

D. sửa

8. Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

A. vững trãi

B. bươn chãi

C. trẩy hội

D. trung thủy

9. Hãy cho biết lỗi sai của câu sau: “Qua đoạn thơ này đã giúp em thấy yêu quý hơn gia đình của mình.

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ

D. Sai quy chiếu

10. Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để cho bà nói thơm má cháu Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu.

(Xuân Diệu – Đôi mắt xanh non)

Từ xanh non trong đoạn thơ mang nghĩa là:

A. sinh động

B. trẻ trung

C. khỏe mạnh

D. buồn bã

11. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Tôi đã nghe Minh trình bày dự án rất ... và thuyết phục, tương lai anh ta hẳn sẽ ... lắm đây!

A. súc tích, sáng lạng.

B. xúc tích, xán lạn

C. xúc tích, sáng lạng

D. súc tích, xán lạn

12. Cách nói “dây cà ra dây muống” vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm cách thức

C. Phương châm về lượng

D. Phương châm lịch sự

13. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (từ “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng) thuộc thể loại nào?

A. Trường ca

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Kịch

14. Nhóm từ nào dưới đây là nhóm từ ghép chính phụ?

A. con mèo, áo khoác, bàn ghế

B. nhịp cầu, tủ lạnh, quạt máy

C. sách vở, chân tường, giày dép

D. câu cú, ăn năn, học hành

15.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua”

Câu ca dao trên thuộc thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Lục bát biến thể

D. Tự do

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Ở Sài Gòn, người ta có thể mơ và có thể tỉnh.

Người ta tỉnh để rao bán những giấc mơ, để bắt tay vào thực hiện những điều tưởng như vô lý nhất để bán ra kiếm lợi nhuận. Người càng tỉnh táo và càng khao khát thì càng mơ nhiều ở Sài Gòn […] Người ta bán những giấc mơ của bình an (một tách cà phê bên dòng suối nhỏ và hàng dây leo, hay một chuyến du lịch từ thiện…), người ta bán cả những giấc mơ liều lĩnh và mạo hiểm (kinh doanh những sản phẩm lạ nhập từ nước ngoài, bán những dịch vụ ít ai ngờ đến như giấc ngủ trưa hay đóa hoa khắc chữ tỏ tình lãng mạn). Ở Sài Gòn, kẻ có thể kiếm được nhiều tiền là kẻ dám mơ nhiều giấc mơ, những giấc mơ hoang đường, điên rồ, hoặc… bé mọn nhất.

Kẻ mua người bán giấc mơ hoạt động sôi nổi trong dòng chảy của phố thị. Một nhà văn phương Tây nào đó nói: “Kẻ giàu là kẻ có thật nhiều giấc mơ để đem bán mãi mà không hết”. Đó là người đàn ông lái xích lô, bán giấc mơ con gái đậu đại học cho nhiều người mỗi ngày để tích cóp từng chục ngàn chờ ngày con gái đi thi. Đó là đôi quang gánh đầy hoa tươi của một người đàn bà nông dân miền Bắc mơ tấm áo ấm và bao lì xì đỏ cho con nhỏ ở quê nhà chờ hơi ấm mẹ. Đó là giấc mơ lành lặn của đứa bé móc bọc nylon với tấm áo sặc sỡ cho ngày Tết ở cõi chờ đợi. Đó là giấc mơ bé nhỏ đến côi cút của bọn trẻ ăn mày… trong cơn đòn roi của cha mẹ…

(Theo Khải Đơn, “Chợ giấc mơ”, trích “Sài Gòn thị thành hoang dại”)

16. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Chính luận

B. Nghệ thuật

C. Khoa học

D. Sinh hoạt

17. Từ “rao bán” trong câu “Người ta tỉnh để rao bán những giấc mơ, để bắt tay vào thực hiện những điều tưởng chừng như vô lý” có nghĩa là gì?

A. Thuyết phục người mua

B. Làm việc để thực hiện giấc mơ

C. Kể cho người khác nghe về giấc mơ

D. Giới thiệu những dự định để thực hiện giấc mơ

18. Xác định phương thức biểu đạt chính của các câu văn sau: Đó là đôi quang gánh đầy hoa tươi của một người đàn bà nông dân miền Bắc mơ tấm áo ấm và bao lì xì đỏ cho con nhỏ ở quê nhà chờ hơi ấm mẹ. Đó là giấc mơ lành lặn của đứa bé móc bọc nylon với tấm áo sặc sỡ cho ngày Tết ở cõi chờ đợi. Đó là giấc mơ bé nhỏ đến côi cút của bọn trẻ ăn mày… trong cơn đòn roi của cha mẹ…

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

19. Qua văn bản trên, vùng đất Sài Gòn hiện lên như thế nào?

A. Xinh đẹp và hoa lệ

B. Nghèo nàn và lạc hậu

C. Bao dung và mộng mơ

D. Giàu có và nhân hậu

20. Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong văn bản trên?

A. Sự phồn hoa tấp nập của đường phố Sài Gòn

B. Sự cô đơn lẻ loi của con người trong hành trình mưu sinh

C. Sự thiếu thực tế của con người Sài Gòn

D. Sự cố gắng, nỗ lực để thực hiện những giấc mơ


Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank

21. Anne as well as her children             dinner when someone knocked the door.

A. was having

B. had

C. were having

D. might have

22. I would like to thank you,           behalf of everyone who was rescued.

A. for

B. at

C. in

D. on

23. I’ve never owned             independent dog as this one!

A. as a more

B. such an

C. a so

D. as much an

24. What a terrible book. In my opinion, it’s really            by people.

A. rate

B. overrated

C. underrated

D. rating

25. Tony, I meant       you about the party, but I changed my mind.

A. to tell

B. telling

C. tell

D. of telling

Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D)

26. Find it and blacken your choice on your answer sheet. Buses were packed by commuters after a 14-day quarantine.

A. were

B. by

C. after

D. 14-day

27. Find it and blacken your choice on your answer sheet. Our company offers sports equipments as well as spa services with a very reasonable price.

A. sports

B. equipments

C. services

D. reasonable

28. Find it and blacken your choice on your answer sheet. The police are searching for two other family members believing to have been involved in the killings.

A. are

B. believing

C. in

D. killings

29. Find it and blacken your choice on your answer sheet. You’d better to not phone her again until she phones you back.

A. You’d

B. to

C. not

D. phones

30. Find it and blacken your choice on your answer sheet. The area has stunning scenery, beautiful beaches, and much more beside.

A. stunning

B. beaches

C. much

D. beside

Which of the following best restates each of the given sentences?

31. Office life is not over, but the way we work must surely change.

A. Although office life is not over, but we have to change our way of working.

B. Our way of working must certainly be changed, although office life still continues.

C. We need to change the way we work because of our office life.

D. Office life is not over, although the way we work should change.

32. If the government raised interest rates, they would lose the election.

A. Were the government to raise the interest rates, they wouldn’t stand much of a chance in the election.

B. The rise of interest rates decreased the chance of winning the election for the government.

C. The government will lose the election if they raise interest rates.

D. The government may decrease the interest rates to win the election.

33. I really hate cold food.

A. I always heat the food before eating.

B. Cold food is what I hate most.

C. What I cannot stand is cold food.

D. It was cold food that I hated most.

34. I’ll call off the football match if you don’t behave,’ the teacher said.

A. The teacher advised us to call off the football match if we didn’t behave.

B. The teacher told us to behave if we didn’t want to delay the football match.

C. The teacher would have called off the football match if we had behaved badly.

D. The teacher threatened to cancel the football match if we didn’t behave.

35. They’ve found the remains of an old Roman villa nearby.

A. The remains of an old Roman villa nearby have been discovered.

B. Nearby an old Roman villa have the remains been found.

C. The scientists have recently found the remains of an old Roman villa.

D. Find the remains of an old Roman villa nearby is a new discovery.

Read the passage carefully then answer the question 36 – 40.

If by "suburb" is meant an urban margin that grows more rapidly than its already developed interior, the process of suburbanization began during the emergence of the industrial city in the second quarter of the nineteenth century. Before that period the city was a small highly compact cluster in which people moved about on foot and goods were conveyed by horse and cart. But the early factories built in the 1830's and 1840's were located along waterways and near railheads at the edges of cities, and housing was needed for the thousands of people drawn by the prospect of employment. In time, the factories were surrounded by proliferating mill towns of apartments and row houses that abutted the older, main cities. As a defense against this e ncroachment and to enlarge their tax bases, the cities appropriated their industrial neighbors. In 1854, for example, the city of Philadelphia annexed most of Philadelphia County. Similar municipal maneuvers took place in Chicago and in New York Indeed, most great cities of the United States achieved such status only by incorporating the communities along their borders.

With the acceleration of industrial growth came acute urban crowding and accompanying social stress conditions that began to approach disastrous proportions when, in 1888, the first commercially successful electric traction line was developed. Within a few years the horse - drawn trolleys were retired and electric streetcar networks crisscrossed and connected every major urban area, fostering a wave of suburbanization that transformed the compact industrial city into a dispersed metropolis. This first phase of mass - scale suburbanization was reinforced by the simultaneous emergence of the urban Middle class whose desires for homeownership. In neighborhoods far from the aging inner city were satisfied by the developers of single-family housing tracts.

36. Which of the following is the best title for the passage?

A. The growth of Philadelphia

B. The Origin of the Suburb

C. The Development of City Transportation

D. The Rise of the Urban Middle Class

37. The author mentions that areas bordering the cities have grown during periods of  

A. industrialization

B. inflation

C. revitalization

D. unionization

38. In line 10 the word "e  ncroachment" refers to which of the following?

A. The smell of the factories

B. The growth of mill towns

C. The development of waterways

D. The loss of jobs

39. What does the word ‘its’ in paragraph 1 refer to?

A. an urban margin

B. urban crowding

C. surburb

D. margin

40. It can be inferred from the passage that after 1890 most people traveled around cities by  

A. automobile

B. cart

C. horse-draw trolley

D. electric streetcar

----------------------HẾT----------------------

DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Trang bị phương pháp làm bài suy luận khoa học
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc mới bài thi ĐGNL

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Viết bình luận: Đề thi thử đánh giá năng lực HCM số 5 - phần Sử dụng ngôn ngữ

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!