Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên năm 2014 - TP Hải Phòng

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên Trần Phú - Hải Phòng năm 2014 có đáp án, các em tham khảo đề thi và đáp án dưới đây.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên Trần Phú - Hải Phòng

Câu 1 (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn phân tích hiệu quả của cách sử dụng các từ “bỗng”, “phả” trong hai câu thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9 Tập II, NXB Giáo dục 2011, trang 70)

Câu 2 (3,0 điểm)

Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, sau khi bày tỏ với vợ mình về hoàn cảnh trớ trêu của lão Hạc nhưng lại bị vợ “gạt phắt đi”, nhân vật ông giáo ngậm ngùi:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8 Tập I, NXB Giáo dục 2011, trang 44)

Bằng một bài văn ngắn (tối đa 02 trang), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩ của nhân vật ông giáo trong đoạn trích trên.

Câu 3 (5,0 điểm)

Chứng kiến lần về phép thăm nhà của ông Sáu, nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng bày tỏ:

“Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy.”

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9 Tập I, NXB Giáo dục 2011, trang 195) 

Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ lời tâm sự trên của nhân vật “tôi”.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên Trần Phú - Hải Phòng

Câu 1:

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

+ Từ “bỗng” diễn t ả trạng thái bất ngờ, không được dự tính từ trước, như là vô tình, thể hiện một sự ngỡ ngàng, sửng sốt.

+ Từ “phả” chỉ trạng thái bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Đặt từ “phả” trong câu thơ gợi người đọc cảm nhận về một thứ hương thơm như sánh l ại, tỏa ra thơm nức, thoang tho ảng trong gió.

+ Hữu Thỉnh đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, có khả năng biểu đ ạt phong phú, sâu sắc, gợi sự lan tỏa trong lòng người đọc. Qua cách sử dụng các từ “bỗng”, “phả”, nhà thơ đã có phát hiện tinh tế về hương vị ngọt ngào, quyến rũ của mùa thu. Một mùi thơm của ổi chín quen thuộc, dễ chịu phả vào trong gió se - một thứ gió đặc trưng của mùa thu miền Bắc... t ất cả đã làm nên cái hồn, cái tình của mùa thu. Đây cũng là một nét đẹp riêng, bình dị, dân dã, đáng yêu của mùa thu nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2:

HS trình bày bằng nhiều cách, về cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:

1. Là người vừa chứng kiến, tham gia, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, nhân vật “tôi” (nhân vật ông giáo) trong truyện ngắn Lão Hạc được trực tiếp bày tỏ thái độ, bộc lộ tình cảm, tâm trạng của bản thân. Ý nghĩ xuất hiện trong đầu ông giáo trước tình c ảnh khốn cùng của lão Hạc mang đậm tính triết lí và xúc cảm trữ tình xót xa.

- Nêu bối cảnh xuất hiện những suy nghĩ này của ông giáo: Lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn cho cậu con trai, gửi ông giáo ba mươi đồng bạc đề phòng khi lão chết. Từ đó, lão Hạc ăn khoai, c ủ ráy, c ủ chuối, sung luộc... chế tạo được món gì ăn món ấy. Ông giáo nói chuyện c ủa lão Hạc với vợ, người vợ đã gạt phắt đi.

- Nếu không nhìn thấy tấm lòng yêu thương con tha thiết của lão Hạc thì trước việc lão loay hoay mãi với ý định bán chó, người ta chỉ thấy lão “gàn dở”, lẩm cẩm. Hay trước việc lão Hạc thà chịu đói, chịu khổ chứ nhất định không chịu tiêu lạm vào tiền bán vườn của con - một người không biết có trở về hay không, người ta chỉ thấy lão thật “bần tiện” và “ngu ngốc”. Nếu ta hiểu được cặn kẽ hoàn cảnh của lão , ta sẽ đồng cảm với nỗi đau của lão và thương cho lão. Như vậy, nếu chỉ nhìn lão Hạc bằng cái nhìn bên ngoài thì không thể nhận ra được cái bản chất tốt đẹp bên trong của lão. Suy nghĩ của ông giáo thể hiện sự ngậm ngùi, xót xa.

- Ý nghĩ này của ông giáo không chỉ rút ra từ những chiêm nghiệm về lão Hạc mà còn từ ngay chính người vợ của ông. Thị không ác nhưng cái nghèo, cái khổ đã khiến thị chỉ còn biết chăm chút cho mình, gia đình mình. Thị bị cuộc sống nghèo khổ làm cho quên hết mọi thứ. Biết bao gánh nặng đè lên vai thị khiến thị trở nên bẳn gắt, nhỏ nhen. Không phải tính thị thế mà chính cuộc sống khó khăn khiến thị trở nên cay nghiệt và khắt khe. Sự lo lắng, vun vén nhất thời ấy trở thành tính ích kỉ, tàn nhẫn, che l ấp đi bản tính tốt đẹp của người phụ nữ.

2. Ý nghĩ của ông giáo đã khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo.

- Trước khi đánh giá, nhận xét về ai đó, chúng ta c ần quan sát, suy nghĩ đầy đủ, phải nhìn họ bằng tấm lòng đồng cảm và đôi mắt của tình thương . Chỉ khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, biết trân trọng và nâng niu những điều đáng thương, đáng quí ở họ, biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, c ảm thông và yêu thương họ sâu sắc.

- Từ ý nghĩ của ông giáo cũng đ ặt ra cho mỗi người một bài học sâu sắc về cách nhìn nhận con người : cần có một đôi mắt nhìn toàn diện, khách quan, thấu đáo, bản chất, đôi mắt “cố tìm mà hiểu”, phát hiện khám phá vẻ đẹp con người bên trong - vẻ đẹp“con người trong con người”. (Học sinh chú ý phân tích ngắn gọn vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc: một con người đôn hậu, yêu thương, nghĩa tình; một tâm hồn sáng trong, lương thiện, giàu lòng tự trọng, vị tha. Lão Hạc dù bị dồn đến đường cùng thì bản chất c ủa lão vẫn tốt đẹp, lương tri của lão vẫn tỏa sáng. Như vậy, “lão Hạc không những rất khổ mà còn rất đẹp” - Quế Hương). Có thể nói, vấn đề “đôi mắt” trở thành vấn đề cơ bản nhất trong sáng tác của Nam Cao, khẳng định tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ng ười nghệ sĩ. (Học sinh có thể lấy các dẫn chứng từ các tác phẩm khác của Nam Cao để làm sáng tỏ hơn vấn đề “đôi mắt ”). 

3. Ý nghĩ c ủa ông giáo thể hiện một quan ni ệm nhân sinh sâu sắc.

- Ý kiến này không chỉ đúng trong tác phẩm Lão Hạc. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ không khỏi giật mình, để nhận thức lại cuộc sống và con người xung quanh mình. Con người đã thực sự biết quan tâm, biết sẻ chia và yêu thương, biết khám phá “cái bản tính tốt của người ta” bị che lấp bởi “nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ”? Ý nghĩ của ông giáo cũng có ý nghĩa đánh thức, gợi dậy ni ềm tin của nhà văn vào sự hướng thi ện của con người.

Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao dẫu bị đ ẩy đến khốn cùng, bi kịch hay tuyệt vọng, bế tắc đều cố gắng “vươn lên giữ vững lẽ sống nhân đạo”. Đó cũng là chiều sâu c ủa giá trị nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao.

- Bằng ngòi bút miêu t ả nội tâm sâu sắc, giọng văn mang đậm tính triết lí trữ tình, đoạn văn đã thể hiện thành công ý nghĩ của nhân vật “tôi” - nhân vật ông giáo. Cách nhìn, suy nghĩ của ông giáo (cũng có thể coi là của chính tác giả) đã thể hiện được chiều sâu t ư tưởng tác phẩm và quan niệm nhân sinhcủa nhà văn.

Câu 3: 

1. Khái quát chung:

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được trần thuật theo lời của nhân vật “tôi” - người bạn của ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu: “Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy.” Suy nghĩ này của nhân vật “tôi” bày tỏ sự xúc động và sẻ chia sâu sắc với câu chuyện của cha con ông Sáu. Ở đây, người kể chuyện đã hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc.

2. Trình bày cụ thể:

2.1. Cuộc chia tay khiến nhân vật “tôi” “xúc động” đặc biệt như thế chính là cuộc chia tay giữa ông Sáu với bé Thu, khi ông Sáu phải trở lại chiến trường. Chính lúc ông Sáu chia tay với bé Thu c ũng là lúc bé Thu nhận ba, khóc gi ữ ba ở l ại. Đây là một tình huống vô cùng xúc động. 

- Sau bao năm đi kháng chiến, ông Sáu mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Ông khao khát được gặp con, được nghe con gọi tiếng “ba” nhưng suốt ba ngày phép ngắn ngủi ấy, bé Thu không chịu nhận cha và kiên quyết không gọi “ba”. Khi bé Thu hiểu ra, nhận cha thì l ại là lúc cha con phải giã từ - ông Sáu phải về đơn vị nhận nhiệm vụ mới.

- Nhìn cảnh má bận rộn chuẩn bị hành lý cho ba và mọi người đến chia tay ba, vẻ mặt của bé Thu “có gì hơi khác”. Nó im lặng “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Mọi người đều không để ý đến nó. Chỉ có nhân vật “tôi” là đang quan sát. Nhưng dường
như chính nhân vật “tôi” cũng không hình dung trước chuyện sẽ xảy ra. Ông Sáu “đưa mắt nhìn con”, “muốn ôm con”, “hôn con” nhưng l ại sợ nó “giẫy lên”, “bỏ chạy”. Ông nhìn con “với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Câu nói “khe khẽ” của ông Sáu: “Thôi! Ba đi nghe con!” đã làm nổ tung cảm xúc mà bé Thu đã dồn nén bao lâu. Bé Thu khóc thét lên như xé lòng “Ba... a... a... ba!” rồi chạy xô tới như con sóc, ôm chặt lấy ba.

2.2. Cuộc chia tay c ủa hai cha con ông Sáu thật cảm động và đặc biệt xót xa, nó càng xót xa hơn bởi đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ. Điều này lí giải vì sao nhân vật “tôi” lại có những xúc động sâu sắc đến như vậy.

* Tình cảm của bé Thu với cha:

- Lúc ông Sáu nói lời từ biệt: “Thôi! Ba đi nghe con!” nhưng không tiến l ại để ôm lấy nó, nó đã bất ngờ thét lên một tiếng “ba”. Nó gọi, rồi ôm chặt, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo của ba. Một chuỗi những hành động liên tiếp của bé Thu đã nói lên
tình thương cha mãnh liệt. Tình cảm với người cha mà nó đã nén lại bấy lâu, cùng với niềm ân hận về thái độ của mình với ba trong những ngày qua và cả sự hốt hoảng khi thấy ba lại phải đi xa đã khiến con bé bật lên tiếng gọi ấy. (Học sinh có thể gợi dẫn phân tích lại các chi tiết trước đó khi bé Thu chưa nhận ra cha để thấy rõ hơn c ảm xúc c ủa bé Thu lúc này). Tiếng gọi “ba” thể hiện một sự dồn chứa những cảm xúc để rồi được bùng nổ mãnh liệt: “tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.
Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy của bé Thu, “bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt” còn người kể chuyện - nhân vật “tôi” thì c ảm thấy thương cảm, xót xa “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim” mình. Là người đồng đội  củaông Sáu, người đã từng sống, chiến đấu cùng đơn vị, cùng theo ông Sáu về thăm nhà, chứng kiến t ất cả các sự việc ấy, nhân vật “tôi” đã thật sự xúc động. Cảm giác “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình” của nhân vật “tôi” phải chăng chính là cảm giác thấy lòng mình se thắt l ại trước sự chân thực, mãnh liệt trong cảm xúc của bé Thu với ông Sáu.

* Tình cảm c ủa ông Sáu đ ối với con:

- Trở về thăm nhà sau bao năm xa cách, ông Sáu lúc nào cũng khao khát được yêu con. Nhưng những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc chia tay “mang ba lô trên vai, bắt tay hết tất cả mọi người”, ông Sáu cũng muốn ôm hôn con nhưng lại sợ nó từ chối. Người cha chỉ nhìn con với “đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” rồi khe khẽ chào từ biệt con. Có lẽ, ông không muốn làm tổn thương tâm hồn con gái một lần nữa. Nỗi buồn, sự đau khổ của người cha thực sự làm mọi người c ảm động.

- Đến khi con gái gọi tiếng “ba”, ông Sáu đã “không ghìm được xúc động”, ông lén “rút khăn lau nước mắt” và chỉ nói một câu “ba đi rồi ba về với con”. Chỉ một câu nói ấy rồi dường như nghẹn ngào không nói được gì thêm. Với người cha lúc này, nói thêm bất cứ lời nào cũng không cần thiết nữa. Có thể nói, nếu tình mẫu tử được diễn t ả khá nhiều trong văn chương, một thứ tình cảm dễ bộc lộ, vừa rộng lớn vừa tự nhiên thì tình phụ tử lại thường ít bộc lộ ra bên ngoài, kín đáo mà sâu sắc.

(Chú ý: Nhân vật “tôi” đã từng nảy ra ý định muốn bảo ông Sáu ở lại vài hôm. Nhưng không được vì cả hai người phải trở về đơn vị nhận lệnh chiến đấu mới).

- Chia tay với con, ông Sáu dồn toàn bộ niềm say mê, tình thương yêu để làm chiếc lược cho con như lời con dặn (chú ý các chi tiết thể hiện tình yêu thương: cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, tẩn mẩn khắc chữ, mài lên tóc mình cho thêm óng mượt ...). Nhưng ông Sáu hi sinh bất ngờ trong một trận càn lớn của Mĩ - ngụy. Trước khi hi sinh, ông Sáu nhờ nhân vật “tôi” chuyển cây lược đến cho bé Thu: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.” Một sự ra đi cảm động mà anh hùng. Nhân vật “tôi” cảm nhận đ ược sự trao gửi đầy yêu thương và tin cậy trong đôi mắt của ông Sáu. Chiếc lược ngà cũng là chiếc lược yêu thương, là biểu tượng cao đẹp của tình phụ tử. Chứng kiến sự ra đi c ủa ông Sáu, có lẽ nhân vật “tôi” không chỉ cảm thấy đau đớn, xót xa mà còn nhận ra sự b ất di ệt của tình phụ tử - một thứ tình cảm như “những con sóng ở bề sâu”, thâm trầm, sâu sắc. Phải chăng “chỉ có tình cha con là không thể chết được”? Câu chuyện về cha con ông Sáu cũng là câu chuyện của bao nhiêu gia đình Việt Nam trong chiến tranh. Đó là một câu chuyện với c ảnh ngộ éo le, với những đau thương, mất mát.

Nhưng vượt lên trên tất cả cảnh ngộ éo le, những đau thương mất mát của chiến tranh là tình cha con sâu nặng.

3. Đánh giá:

- Nhân vật “tôi” trong tác phẩm đã vô cùng xúc động trước cuộc chia tay của cha con ông Sáu. Tì nh cha con của họ tỏa sáng từ trong những éo le, khốc liệt của chiến tranh. Tác phẩm là lời khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp: Dù cuộc chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể nào dập t ắt nổi những tình cảm cao đẹp và bền vững của con người Việt Nam. “Chiến tranh đã thử thách nghiệt ngã con người nhưng cũng bộc lộ vẻ đẹp đầy bi tráng của tâm hồn Việt Nam.” 

Những trang văn miêu tả cuộc chia tay gi ữa ông Sáu và bé Thu là những trang văn thấm đ ẫm tình người - tình cảm mãnh liệt của nhân vật, niềm cảm thông, xót xa c ủa người kể chuyện...

Tất cả những tình cảm này đã có sức lan truyền trực tiếp tới trái tim người đọc. Tác giả Nguyễn Quang Sáng thực s ự đã “làm giàu thêm cho văn chương một cảnh chia li đầy xúc động và xót xa giữa cha và con” 

- Truyện thành công ở nghệ thuật xây dựng tình huống, ngòi bút miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Tác giả còn kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thủ pháp kể, t ả với bình luận trữ tình, thay đổi điểm nhìn nhân vật... Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng c ảm, chia sẻ với các nhân vật. Đây là một con người giàu lòng trắc ẩn, có sự thấu hiểu với những hi sinh, mất mát mà bạn mình phải chịu đựng. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.

 Tuyensinh247 Tổng hợp

 

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên năm 2014 - TP Hải Phòng

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247