Gần 90 tuổi vẫn hăng say đi dạy

Nữ nhà giáo Đàm Lê Đức mặc dù đã nhiều tuổi nhưng vẫn hăng say lên lớp giảng dạy về lễ nghĩa, ý chí quyết tâm cho các em học sinh.

Nặng lòng với chữ tâm của người thầy

 Ngay từ hồi còn nhỏ cô Đàm Lê Đức đã say mê môn toán. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cô đã vươn lên để sau 10 năm nghỉ học (làm nghề may) đã tốt nghiệp Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 27 tuổi. Ngay từ hồi còn nhỏ cô Đức đã say mê môn toán. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cô đã vươn lên để sau 10 năm nghỉ học (làm nghề may) đã tốt nghiệp Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 27 tuổi.

Ra trường, cô Đức được phân công về dạy toán  từ trường THPT đến Đại học tại thành phố Hải Phòng. Năm 1983 cô giảng dạy tại Khoa Thống kê Toán, Đại học Kinh tế TPHCM.

Nghỉ hưu năm 1989 nhưng nỗi nhớ học sinh, nhớ phấn bảng cứ đau đáu trong lòng. Cô đã mở lớp dạy kèm môn Toán với mong muốn cháy bỏng là được tiếp tục đứng trên bục giảng, được truyền cho các em học sinh lòng say mê học toán.

Năm 1995, cô Đức mở Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, TPHCM. Những ngày đầu cô vừa là giáo viên chủ lực giảng dạy môn toán, vừa là người quản lý.

Từ chỗ chỉ giảng dạy cho vài trăm học sinh vào những ngày đầu thành lập, đến nay Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng đã phát triển thành một trung tâm bồi dưỡng có quy mô gần 10.000 học sinh.

Gan 90 tuoi van hang say di day 

Gần 90 tuổi cô giáo vẫn hăng say đi dạy

Không chỉ dừng lại việc dạy đạo đức, dạy kiến thức, cô Đức cùng với các thầy cô của Trung tâm thành lập câu lạc bộ cha mẹ học sinh để làm cầu nối giữa nhà trường và gia đình, từ đó cùng theo dõi, giáo dục và dạy dỗ các em. Trong 2 năm qua, Trung tâm đã tổ chức được 32 chuyên đề về các vấn đề như: Dạy con như thế nào; cách động viên con con cái vượt qua những trở ngại, khó khăn trong quá trình học tập; tổ chức các buổi tọa đàm với các em có hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận để học tập giỏi; kinh nghiệm học tập của các thủ khoa, á khoa ở các trường đại học đã học tại trung tâm.

Ngoài ra, cô cũng chính là người huy động các nguồn học bổng hằng tháng, hằng năm cho các sinh viên nghèo tại các trường đại học từng là học sinh của Trung tâm. Những học bổng này sẽ kéo dài tới khi các em tốt nghiệp đại học. Có rất nhiều em sau khi ra trường thành đạt đã quay về thành lập các quỹ học bổng như học bổng huynh đệ, học bổng khuyến khích tài năng…

GS.TS Viện sỹ Nguyễn Cảnh Toàn, thầy giáo của cô trong những năm học đại học đã chia sẻ cô Đức là một người phụ nữ cả đời nặng nợ với một chữ tâm của nghề giáo.

“Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề giáo, cô giáo Đức đã thắp lên ngọn lửa đam mê đào tạo và phát triển nhân tài, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Rất nhiều, rất nhiều những em học sinh đã dành bao nhiêu tình yêu thương, lòng kính trọng về cô”, GS.TS. Viện sỹ Nguyễn Cảnh Toàn nói. 

Tấm gương của nhiều thế hệ học sinh

Anh Lê Hồng Minh, một học sinh của cô Đức, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần VinaGames vô cùng xúc động khi nói về cô giáo Đức. Anh cho biết các bài giảng về đạo đức của cô luôn có ý nghĩa với anh trong quá trình trưởng thành sau này. Tính cách chan hòa, gần gũi và cuộc sống giản dị của cô đã là tấm gương cho anh trong cuộc sống.

Vì vậy, dù đã ra trường và trưởng thành hơn 10 năm nay, nhưng anh đã góp phần thành lập câu lạc bộ Thủ, Á khoa để hằng năm giúp đỡ những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Trung tâm đậu đại học với kết quả cao.

Em Đặng Lê Phượng An, học sinh Trường phổ thông chuyên năng khiếu TPHCM, cho biết chính nhờ những thầy giáo, cô giáo như cô Đức mà nhiều học sinh đã hiểu được ý nghĩa lớn lao của một con người khi là người có đức, có trí. Cô đã gợi mở trong tâm hồn tuổi trẻ những ước mơ, hoài bão sâu xa.

Thầy Vũ Vĩnh Thái, giáo viên dạy toán tại Trung tâm, cho biết có nhiều thầy, cô giáo trẻ rất khâm phục một người nữ đồng nghiệp đã 83 tuổi nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng để dạy học, làm việc.

Bí quyết là lòng đam mê với con trẻ, với nghề giáo và đam mê được làm việc. Cô Đức nói chỉ cần đứng lên bục giảng là thấy mình như khỏe ra, trẻ ra.

Vì những công lao cũng như tâm huyết của cô giáo Đàm Lê Đức đóng góp cho nền giáo dục, Nhà nước đã tặng thưởng cô Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Trung ương hội Khuyến học Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp khuyến học.

Theo Thethaohangngay

Từ khóa: dam le duc

Viết bình luận: Gần 90 tuổi vẫn hăng say đi dạy

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247