Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh liên thông năm 2016

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Học viện) thông báo tuyển sinh Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học năm 2016 như sau:

/ Chỉ tiêu tuyển sinh. Hệ chính quy: 400, hệ vừa làm vừa học: 450.

2/ Ngành đào tạo liên thông: Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Công nghệ thông tin, Công thôn, Kế toán, Khoa học cây trồng, Khoa học đất, Khoa học môi trường, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện điện tử, Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Phát triển nông thôn, Quản lý đất đai, Quản trị kinh doanh, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Thú y, Xã hội học.

3/ Đối tượng tuyển sinh:

Người dự thi đào tạo liên thông phải có một  trong các văn bằng sau:

a/ Bằng tốt nghiệp cao đẳng của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

b/ Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề của các Trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

c/ Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Người tốt nghiệp cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4/ Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

a/ Chính sách ưu tiên theo đối tượng:

- Hệ chính quy: Áp dụng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .

- Hệ Vừa làm vừa học (VLVH): Áp dụng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ VLVH ban hành kèm theo Quyết định số 19/VBHN-BGDĐT ngày 21/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .

b/ Chính sách ưu tiên theo khu vực: Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Các khu vực tuyển sinh áp dụng theoQuy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c/ Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh: Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp nhau là 1,0 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp nhau là 0,5 điểm.

5/Thời gian, môn thi và địa điểm thi tuyển sinh:  

a/ Thời gian thi đợt 1: Từ 30/6/2016 đến 04/7/2016 (kỳ thi THPT quốc gia do các trường Đại học chủ trì).

Môn thi tuyển sinh đợt 1 đối với các ngành đào tạo nêu trên là các môn thi được thông báo trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành hoặc Thông báo tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 của Học viện tại địa chỉ  website: www//vnua.edu.vn

Địa điểm thi đợt 1: tại các cụm thi ở tỉnh (TP) do các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì cụm thi.

b/ Thời gian thi đợt 2: Từ  ngày 04/11/2016 đến ngày 06/11/2016.

Các môn thi tuyển sinh đợt 2 đối với các ngành đào tạo:

STT

Ngành đào tạo

Môn cơ bản

Môn Cơ sở

Môn Chuyên ngành

1

Bảo vệ thực vật

Toán

Sinh lý thực vật

Trồng trọt cơ bản

2

Chăn nuôi

Toán

Sinh lý động vật

Chăn nuôi lợn

3

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Toán

Sinh lý thực vật

Trồng trọt cơ bản

4

Công nghệ sau thu hoạch

Toán

Hoá học thực phẩm

Công nghệ chế biến  rau quả

5

Công nghệ sinh học

Toán

Sinh học phân tử 1

Công nghệ sinh học đại cương

6

Công nghệ thông tin

Toán

Cơ sở dữ liệu

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

7

Công nghệ thực phẩm

Toán

Hoá học thực phẩm

Công nghệ chế biến  rau quả

8

Công thôn

Toán

Sức bền vật liệu

Kỹ thuật thi công

9

Kế toán

Toán

Nguyên lý kế toán

Kế toán doanh nghiệp

10

Khoa học cây trồng

Toán

Sinh lý thực vật

Trồng trọt cơ bản

11

Khoa học đất

Toán

Hóa học đại cương

Thổ nhưỡng đại cương

12

Khoa học môi trường

Toán

Hoá môi trường

Đánh giá tác động môi trường

13

Kinh doanh nông nghiệp

Toán

Quản trị doanh nghiệp

Marketing nông nghiệp

14

Kinh tế

Toán

Nguyên lý kinh tế

Quản lý dự án

15

Kinh tế nông nghiệp

Toán

Nguyên lý kinh tế

Nguyên lý kinh tế nông nghiệp

16

Kỹ thuật cơ khí 

Toán

Cơ học lý thuyết 1

Công nghệ kim loại

17

Kỹ thuật điện, điện tử

Toán

Lý thuyết mạch điện

Khí cụ điện

18

Nông nghiệp

Toán

Sinh lý thực vật

Trồng trọt cơ bản

19

Nuôi trồng thuỷ sản

Toán

Sinh lý động vật thuỷ sản

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt

20

Phát triển nông thôn

Toán

Phát triển cộng đồng

Phát triển nông thôn,

21

Quản lý đất đai

Toán

Trắc địa phổ thông

Quy hoạch sử dụng đất

22

Quản trị kinh doanh

Toán

Quản trị học

Marketing căn bản

23

Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp

Toán

Tâm lý học dạy học

Phương pháp dạy học kỹ thuật  nông nghiệp

24

Thú y

Toán

Bệnh lý thú y đại cương

Bệnh truyền nhiễm thú y

25

Xã hội học

Toán

Lịch sử xã hội học

Xã hội học nông thôn

Địa điểm thi đợt 2:

+ Các lớp mở tại Học viện: thi tại Học viện.         

+ Các lớp mở tại Cơ sở liên kết đào tạo với Học viện: Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh thi tại Cơ sở liên kết (hoặc tại Học viện) với điều kiện có  trên 50 thí sinh đăng ký dự thi vào một ngành đào tạo. Nếu số thí sinh trúng tuyển dưới 40 người, kinh phí đào tạo tính đủ bằng lớp 40 người.

6/ Điểm xét tuyển và xác định thí sinh trúng tuyển:

a/ Đợt thi 1:

- Điểm xét tuyển căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và đào tạo Quy định.

- Tổng điểm các môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển do Học viện quy định và không có môn thi nào trong tổ hợp dùng để xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

- Công tác xác định thí sinh trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển hệ chính quy thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b/ Đợt  thi 2:

- Điểm xét tuyển căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10;

- Công tác xác định thí sinh trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển hệ chính quy thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Công tác xác định thí sinh trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển hệ VLVH thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ VLVH ban hành kèm theo Quyết định số 19/VBHN-BGDĐT ngày 21/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

7/ Thời gian và địa điểm đào tạo:

a/ Hệ chính quy: Từ 18 đến 48 tháng tuỳ theo ngành tốt nghiệp ở bậc cao đẳng và ngành học liên thông ở bậc đại học. Sinh viên tự đăng ký môn học và học cùng với các lớp đại học hiện có mở tại Học viện để học hết chương trình quy định. Tùy theo số lượng thí sinh trúng tuyển của từng ngành và chương trình đào tạo mà thí sinh đã học ở bậc cao đẳng, Học viện có thể mở lớp riêng tại Học viện để đào tạo.

b/ Hệ VLVH: Từ 24 đến 54 tháng tuỳ theo ngành tốt nghiệp ở bậc cao đẳng và ngành học liên thông ở bậc đại học (hơn hệ chính quy 6 tháng). Lớp tổ chức đào tạo tại các cơ sở được phép liên kết với Học viện, học vào thời gian do cơ sở liên kết đào tạo đề nghị.

8/ Văn bằng tốt nghiệp đại học:

- Hệ Chính quy: Áp dụng cho người học tập trung liên tục tại Học viện, quá trìnhđào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉban hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012, Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,Quyết định số 2379/QĐ-HVN ngày 13/8/2015 của Giám đốc Học viện.

- Hệ VLVH: Áp dụng cho người học tại  Học viện và tại các cơ sở liên kết đào tạo với Học viện, quá trình đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức VLVH ban hành theo Quyết định số 36/2007/QĐ- BGDĐT ngày 28/6/2007 và Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh đăng ký dự thi đào tạo liên thông đợt 2 vào các ngành mở tại Học viện cần nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh về ban Quản lý đào tạo của  Học viện trước ngày  30/9/2016 (Mẫu hồ sơ có đính kèm theo thông báo này và có tại ban Quản lý đào tạo). Học viện tổ chức ôn thi cho thí sinh có nhu cầu trong tháng 10/2016.

Các Cơ sở được phép liên kết đào tạo với Học viện, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành đã nêu, phải được UBND tỉnh (TP) hoặc Bộ chủ quản đồng ý cho phép liên kết bằng văn bản, sau khi nhận được ý kiến của UBND tỉnh (TP) hoặc Bộ chủ quản, Học viện sẽ  có văn bản phúc đáp Cơ sở liên kết.

Mọi chi tiết xin liên hệ tại ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội), ĐT: 0438767365. Website: www.vnua.edu.vn

Theo thethaohangngay

Viết bình luận: Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh liên thông năm 2016

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247