09/10/2012 12:57 pm
Chuyện không tưởng tại một khu trọ Nhiều SV chuyển đến thuê tại khu trọ của bà N.T.H, trong con hẻm 80 đường Trần Quang Diệu (P.14, Q.3, TPHCM) chỉ “cầm cự” được một vài tuần là lập tức tìm chỗ để “thoát thân” vì không thể chịu nổi những quy định rất lạ đời do chủ nhà đặt ra. Bạn T.T.C., SV trường ĐH Sài Gòn cho biết, cuối tháng 8, C. và một người bạn tìm được chỗ trọ nhà bà H. Gọi là phòng trọ nhưng thật ra chỗ ở của C. chỉ là một cái giường nằm trong cùng chiếc buồng được cho thuê với giá 700.000 đồng. Vừa lên thành phố, chỉ nghĩ trước mắt cần chỗ ngủ, chỗ học nên C. đồng ý đóng tiền cọc và ký hợp đồng ở trong 3 tháng. Khi tiền đã trao, chuyển chỗ đến ở, C. bàng hoàng không tin nổi cách tính các khoản tiền của bà H. Ngoài tiền phòng, tiền nước sinh hoạt, bà H. tính tiền điện theo vật dụng của người dùng vì… không có đồng hồ riêng. Theo đó, SV phải trả 1.000 đồng/lượt xạc điện thoại, nấu cơm 2.000 đồng/lần, bóng đến 15.000 đồng/tháng, nếu SV xài laptop đóng thêm 40.000 đồng/tháng, quạt đơn (nhỏ) 25.000 đồng và quạt lớn 40.000 đồng rồi tiền điện cho bóng điện ở nhà vệ sinh mỗi SV đóng 5.000 đồng. Nếu vi phạm sẽ bị tịch thu đồ dùng và phạt 100.000 đồng. Trong hợp đồng có ghi rằng dùng cái gì trả cái đó nhưng không giải thích rõ ràng. Khi SV hỏi thì bà H. nói tính 3.500 đồng/số điện nhưng không cho dùng công tơ nên bà tính như vậy. “Có đóng cũng không được yên, bà kiểm soát rất gắt gao việc sử dụng của SV. Thậm chí ở một số phòng các ổ điện bị chủ nhà bít lại, SV cần xạc hay dùng điện thì đưa xuống chỗ bà để bà dễ bề kiểm tra. Do tính tiền điện trọn gói nên tối trước 11 giờ là bà tắt hết bóng điện, muốn học bài cũng không được. Nếu bà H. nói từ đầu chắc chẳng ai dám vô ở”, C. bức bối. Không chịu nổi, ở chưa hết tháng, C. đã chuyển đi. Ổ điện bị bít lại và ai gỡ ra sẽ bị phạt 100.000 đồng.
Nói về tình trạng tai khu trọ này trên địa bàn, bà Võ Thị Minh Tâm - Chủ tịch phường 14 quận 3 cho biết đã nghe phản ánh về cách thức thu tiền điện như trên đối với người thuê trọ của bà H. Phường đang cho người xuống kiểm tra thực tế xem có tình trạng đó không, nếu có lập tức sẽ báo ngay với phía điện lực để xử lý. Những quy định oái oăm làm khổ SV Không chỉ phải chịu giá tiền nhà trọ, điện nước cao một cách bất hợp lý, rất nhiều SV phải tìm cách “sống chung” với những định oái oăm, thậm chí ti tiện của chủ nhà. Vì hầu hết những quy định này chỉ “lộ” ra sau khi SV đến ở. Tại dãy phòng trọ của L. - SV trường CĐ Vạn Xuân ở đường Dương Quảng Hàm (Q. Gò Vấp, TPHCM) không có chỗ đổ rác. Đã vậy chủ nhà còn quy định không được để rác trước cửa hay ở lối ra vào thế nên SV phải để rác ở trong căn phòng chật chội, ẩm thấp. SV phải canh chừng giờ đổ rác, nếu ai không có mặt ở phòng giờ đó hoặc quên thì… phải chứa rác trong nhà từ ngày này qua ngày khác. Chủ nhà lại đặt hẳn một thùng nước ra ngay ở cuối lối ra vào cho SV đổ đồ ăn dưa thừa vào và đem bán lấy tiền mỗi tháng được khoảng 150.000 đồng. SV đề nghị lấy tiền này đóng tiền bóng điện chung hoặc tiền phí đổ rác hàng tháng nhưng chủ nhà không chịu. Mỗi phòng trọ phải đóng 20.000 đồng/tháng tiền điện ở lối ra vào và tiền đổ rác. “SV rất bức xúc nhưng nhiều người chịu đựng vì đến đây ở phải đóng tiền nhà trước 3 - 6 tháng liền, chưa kể tiền đặt chọc. Chuyển đi thì phải chấp nhận mất tiền nên em vẫn đang cố cho hết hợp đồng”, L. nói. N.L.Đức - SV trường CĐ Bách Việt cho biết chỗ trọ của mình nằm ở Q.Tân Bình cũng phải chịu rất nhiều quy định lạ đời. Chủ nhà bán tạp hóa ngay lối ra vào khu trọ nên bà yêu cầu SV không được mang thực phẩm, đồ đạc từ bên ngoài mang vào khu trọ nhà mình trừ khi bà cho phép. Chỉ thứ nào mà quán bà không bán thì SV có thể mua nơi khác, còn nữa phải mua tại hàng của bà bán với giá đắt hơn bên ngoài nếu không bà sẽ làm khó dễ.
Chưa kể, SV muốn kết nối Internet tại phòng thì bà cũng không chấp nhận… cho kéo được dây vào dãy trọ của mình mà cần thì phải dùng chung đường dây nhà bà với giá 120.000 đồng/tháng. Đặc biệt nếu SV có bạn bè, người quen, thậm chí là bố mẹ vào thăm đến ở một vài ngày sẽ phải trả 50.000 đồng/người/ngày. Tiền xe SV để dưới tầng trệt nhỏ hẹp, dựng kín ở lối ra vào và phải tự trông nhưng cũng phải đóng tiền chỗ dựng xe 60.000 đồng.
Chị Võ Thị Hồng Hoa, phụ trách nhà trọ của Trung tâm hỗ trợ HS - SV TPHCM lưu ý SV khi đi tìm nhà trọ qua trung tâm hoặc tự tìm bên ngoài cần xem xét và tìm hiểu kỹ thông tin về thủ tục, giá điện nước, không gian ở, giờ giấc, các quy định riêng… trước khi đồng ý thuê. Phòng trọ được Trung tâm giới thiệu cho SV tuy đã khảo sát, có thông tiên về diện tích, địa điểm, giá phòng… nhưng khó để nắm hết được các quy định riêng của chủ nhà. Tốt nhất SV nên tìm hiểu qua những người đang thuê trong khu trọ để tránh được những tình huống mất tiền mà không ở nổi”.
Hoài Nam (Theo DT) NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
|