Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho tân sinh viên

Sinh viên có nên đi làm thêm? Sinh viên nên đi làm thêm từ năm thứ mấy? Tân sinh viên mới bắt đầu tìm việc làm thêm cần lưu ý gì? Mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Khi nào thì bắt đầu đi làm thêm?

Từ năm thứ, bạn có thể bắt đầu làm thêm, nhưng nên bắt đầu tìm việc làm thêm từ học kỳ 2. Vì kì thứ nhất bạn cần có thời gian để quen với việc học đại học, cần có thời gian sắp xếp việc học hợp lý và nên dành toàn bộ thời gian, sức lực và tâm trí ổn định cuộc sống và việc học hành cho kỳ 1.

Đã xác định làm thêm, bạn chắc chắn mất đi khá nhiều, thời gian, sức khỏe, vui chơi với bạn bè, rút ngắn việc học tập. Đó là chưa kể, công việc mang đến ít nhiều áp lực. Vì thế, phải cân nhắc kỹ càng giữa "được" và "mất".

Theo một số "chuyên gia" và các anh chị đi trước, bạn nên đi làm thêm từ năm 2 trở đi. Lúc này, ít nhất bạn cũng có khoảng thời gian làm quen với cuộc sống mới và ổn định được việc học.

Làm thêm vừa rèn luyện bản thân, va chạm thực tế, vừa có "xèng rủng rẻng" tiêu pha. Bạn nhớ rõ những bí kíp dưới đây để tìm cho mình một việc làm thêm mà không bị tiền mất tật mang nhá:

1. Tìm việc theo khả năng và sở thích của bản thân.

Người xưa đã có câu: "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng". Biết mình thích gì và năng lực của mình đến đâu sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với bản thân. Ví dụ: Nếu bạn không giỏi ăn nói thì không thể chọn công việc liên quan nhiều đến giao tiếp hoạc bạn hát không hay thì không thể chọn làm ca sĩ tự do cho các phòng trà được.

Vì vậy, trước khi đi làm thêm, bạn phân tích rõ sở thích, năng lực của bản thân mình, đừng "nhắm mắt nhắm mũi" thấy việc là mừng. Nếu chỉ vì cần việc, bạn có thể bị áp lực tiền bạc và bị chèn ép trong công việc. Cuộc sống là một sự lựa chọn, nếu bạn chọn chính xác, bạn sẽ không phải hối hận.

2. Tìm việc làm thêm gần trường học để tiện đi lại.

Phương tiện đi lại là vấn đề rất quan trọng đối với các bạn tân sinh viên. Thường thì sinh viên năm nhất, năm hai sống xa gia đình, số ít bạn được ba mẹ cho mang xe đi học. Nếu bạn chỉ có xe đạp, hoặc không có xe, hoặc bạn đi xe bus đi học thì nên tìm một công việc gần chỗ trọ hoặc tiện xe bus để đỡ tốn chi phí đi lại.

Nghe thì có vẻ không mấy quan trọng nhưng đây thực sự là yếu tố cần thiết để bạn có thể đảm bảo cả việc đi làm và đi học. Với các công việc làm thêm theo ca thường xuyên phải đổi ca thì gần trường sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại, nhất là với những bạn không có phương tiện di chuyển.

3. Tìm những thông tin tuyển dụng có uy tín.

Nhiều bạn tìm thấy những mẩu thông tin quảng cáo rất hẫp dẫn trên facebook, như bán vé xem phim, nhân viên bán hàng, gấp phong bì... lương cao, nộp hồ sơ tại X, Y, gọi điện cho Z chắc chắn là những trung tâm. Và nếu là trung tâm thì, bạn đương nhiên mất một số tiền gọi là "qua trung gian". Bên cạnh đó, không phải trung tâm nào cũng tốt. Địa chỉ "ma" nhan nhản khắp nơi nhiều khi chỉ làm bạn tiền mất, tật mạng, mà thời gian bị tổn hại nặng nề. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin tuyển dụng để tránh bị lừa.

Bạn cũng có thể không cần đến các trung tâm môi giới bởi độ uy tín không cao và thường mất phí. Thay vào đó hãy quan sát xung quanh nơi mình sống, gần trường học hoặc nhờ bạn bè, người thân giới thiệu.

4. Tìm việc làm có thể phát triển các kỹ năng liên quan đến ngành học.

Những công việc liên quan đến ngành học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều ích lợi:

-  Công việc làm thêm liên quan đến ngành học sẽ giúp bạn tích luỹ được rất nhiều kỹ năng kinh nghiệm nghề nghiệp quan trọng và cần thiết cho bản thân từ những người đi trước.

-  Bạn sẽ có những mối quan hệ để sau ra trường bạc có cơ hội làm việc đúng ngành.

-  Khi bạn ra trường, hồ sơ xin việc của bạn sẽ đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng vì bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của mình.

Những lưu ý khi tân sinh viên tìm việc làm thêm:

-  Tránh xa các việc liên quan đến đa cấp.

-  Không nên tin vào các công việc được được đăng tải tràn lan như "Việc nhẹ lương cao", "Không cần vốn",... vì có thể bạn sẽ bị lừa.

-  Không gắn bó mình với những công việc làm thêm trên mạng mơ hồ, những cam kết "trả lương qua tài khoản". Bạn nhớ kỹ, phải gặp trực tiếp người sẽ giả lương cho bạn, để thấy được độ chính xác của thông tin và công việc. Đừng có suy nghĩ chủ quan, một khi đã bỏ công bỏ sức thì ai cũng muốn thu về một giá trị tương ứng những gì mình bỏ ra.

-  Bạn cũng luôn sẵn sàng cho mình tâm thế làm việc "ngắn hạn". Ví dụ, thời điểm Trung thu đang đến gần, các cửa hàng bán bánh trung thu đang cần một lượng lớn nhân viên bán sản phẩm. Có khi, chỉ cần 1 tuần làm, bạn có thể thu được số tiền bằng cả tháng miệt mài vắt sức. Bạn có thể đến trực tiếp các công ty bán bánh kẹo, hoặc nhờ mối quan hệ của mình với bạn bè để nộp đơn xin ứng tuyển. Công việc ngắn hạn còn giúp bạn không bị phân tán tư tưởng quá nhiều, vừa có "xiền", vừa có năng lượng nhiều hơn cho việc học.

Các bạn lưu ý, dù cho có đi làm thêm nhưng hãy nhớ việc chính của bạn là học đại học. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các bài tập và chương trình học. Hãy nhớ, đi làm thêm phải sắp xếp được việc học hợp lý nhé!

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho tân sinh viên

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH