Những bức ảnh về Tết Nguyên Đán đẹp nhất

Những hình ảnh tết đẹp nhất, những tấm hình, bức ảnh đẹp nhất tết nguyên đán cổ truyền dân tộc được cư dân mạng tìm lại và share rất nhiều

Những ngày này, cuộc tranh luận về vấn đề liệu có nên bỏ, gộp tết Ta và tết Tây làm một nổ ra giữa nhiều luồng ý kiến trong cộng đồng mạng vẫn đang hết sức căng thẳng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người ủng hộ Tết Tây để hội nhập với nhịp sống của thế giới, đỡ tốn thời gian và tiền bạc, người lại phản đối gay gắt quan điểm ăn tết Tây, bởi Tết Nguyên Đán dường như là một nét đẹp văn hóa khó có thể thay thế trong ký ức cũng như tiềm thức của người dân Việt Nam.

Bên cạnh những cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết thì thời gian này trên các trang mạng xã hội những bức ảnh về ngày Tết cổ truyền dân tộc được cư dân mạng tìm lại và share rất nhiều. Năm mới Quý Tỵ đang tới gần, những hình ảnh này càng gợi lại những kỷ niệm  khó quên về ngày Tết Nguyên Đán - một phần không thể thiếu trong hồi ức của bất cứ người Việt Nam nào.

Nhắc đến Tết là nhắc đến những tiếng pháo đì đẹt những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, đến những phiên chợ Tết giản đơn từ thời bao cấp, xếp hàng mua thực phẩm, những chợ hoa ngày giáp Tết, ngập giữa mai, đào, quất, tầm xuân,... Rồi hình ảnh cả nhà cùng nhau gói bánh chưng, bánh dày, xếp mâm ngũ quả, là những phong bao lỳ xì người lớn mừng tuổi mới.

Tết còn gắn với những trò chơi dân gian, phong tục tập quán quen thuộc và mang đậm dấu ấn người Việt Nam. Cây nêu, câu đối, thịt mỡ, dưa hành, các trog chơi đánh đu, đi cà kheo, bịt mắt đập niêu, cờ người, kéo co, đấu vật,... Hay những lễ hội Xuân không thể thiếu hàng năm. Tất cả đều là những hình ảnh, những câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt, gắn liền với một phần đẹp đẽ nhất của đời người.
 
Cư dân mạng
Bà con chuẩn bị mua đĩa về mở trong mấy ngày xuân cho nhộn nhịp cửa nhà. Ảnh chụp khoảng năm 2003

Cư dân mạng
Dọc phía con đường trước của nhà hát Thành Phố nhộn nhịp vào dịp Tết

Cư dân mạng
 
Cư dân mạng
Có ai còn nhớ Tết chơi lô tô, bầu cua cá cọp không nhỉ!?

Cư dân mạng
Trong khi đó người lớn thì Tài Xỉu

Cư dân mạng
Trẻ nhỏ thì bu đen bu đỏ với trò đánh bài trét lọ nồi.


Cư dân mạng
Làm giò chả cho ngày Tết (12/2/1994)


Cư dân mạng
Một người bán hàng cung cấp bánh chưng, bánh dày trước tết Nguyên Đán


Cư dân mạng
Mâm ngũ quả


Cư dân mạng
 
Cư dân mạng
Ngày xưa nhà nhà vẫn còn thói quen đốt pháo dây ngày Tết. Các em nhỏ cực kỳ thích điều này
Cư dân mạng
 
Cư dân mạng

Cư dân mạng

Sài Gòn lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng trông lân rồng biểu diễn khắp đường phố vào những năm 90

Cư dân mạng
 
Cư dân mạng
Bánh mứt ngày Tết được gói trong những mẩu giấy đỏ, hồng nổi bật

Cư dân mạng
Hồi nhỏ nhớ lắm cảnh ngoại hay được chú đạp xích lô chở về với một đống lá dong chuẩn bị gói bánh Tét, bánh Chưng

Cư dân mạng
Đám nhỏ quanh xóm bu đen bu đỏ trong nhà chuẩn bị làm bánh

Cư dân mạng

Cư dân mạng
Rồi tối tối ông cháu, gia đình quây quần bên bếp đợi bánh, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị.

Cư dân mạng
Mừng xuân vào năm 1990

Cư dân mạng
Bố mẹ chuẩn bị trà, mứt vào sáng mùng 1

Cư dân mạng
Ai mua mứt Bóng bì, bánh đa nem, chè hương, mì chính,... về làm quà Tết không!?

Cư dân mạng

Cư dân mạng
Ai cũng cố gắng sắm cho gia đình mình một loài cây mang hương vị Tết


Cư dân mạng
Chợ hoa ở Sài Gòn (Ảnh chụp vào những năm 1990)


Cư dân mạng

Cư dân mạng
Nhộn nhịp chợ hoa ngày Tết


Cư dân mạng
Mua hoa quả về xếp mâm Ngũ quả cho đêm giao thừa


Cư dân mạng
Một góc chợ Tết
(chụp ngày 1/2/1994 - Hà Nội)

Cư dân mạng
Chợ hoa ngày giáp Tết lúc nào cũng nhộn nhịp và đông đúc như trẩy hội (1/2/1994)


Cư dân mạng
Cậu bé đang dùng tay bịt tai để giảm tiếng chát chúa của tiếng pháo (Ảnh chụp tại TP HCM năm 1967)


Cư dân mạng
Cảnh ông đồ cho chữ cũng là một hình ảnh quen thuộc


Cư dân mạng
Cây nêu ngày Tết. Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.


Cư dân mạng
Trò chơi dân gian đánh đu. Trong ngày Tết, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.


Cư dân mạng
Trò chơi đi cà kheo cũng rất phổ biến ở các làng quê hay các lễ hội ngày Tết. Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột 2 cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định. Cà kheo tuy là một dụng cụ đơn giản nhưng đòi hỏi tính nghệ thuật khéo léo và giỏi giữ thăng bằng.

Cư dân mạng
Trò chơi dân gian kéo co


Cư dân mạng
Đấu vật


Cư dân mạng
Chọi gà ngày xuân


Cư dân mạng
Trò chơi cờ người. Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đình, sân chùa, hay bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Trong các lễ hội dân gian Cờ Người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ.


Cư dân mạng
Phong bao lì xì ngày Tết


Cư dân mạng

Cư dân mạng

Cư dân mạng
Những thiếu nữ xưa bận áo dài thướt tha đi chơi ngày Tết


Cư dân mạng
Cờ hoa treo đầy phố, dưới đất vẫn còn nguyên xác pháo để lại


Cư dân mạng
Một người dân đi giữa vườn đào (Ảnh chụp vào năm 2001 tại Hà Nội)


Cư dân mạng
Ông Địa, người xuất hiện trong những màn biểu diễn múa Lân đẹp mắt ngày Tết


Cư dân mạng
Thả đèn hoa đăng (Ảnh chụp vào những năm 1990 tại TP HCM)
 
 

Viết bình luận: Những bức ảnh về Tết Nguyên Đán đẹp nhất

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247