26/11/2013 16:44 pm
Tết âm lịch 2014 - Năm Giáp Ngọ bắt đầu từ ngày 31/1/2014 - tức ngày mùng 1 tết âm lịch. Năm 2014 là năm Giáp Ngọ - Năm con Ngựa, thông tin thêm là những đưa trẻ sinh năm Giáp Ngọ sẽ có mệnh là Mệnh Kim - (Sa trung kim - vàng trong cát) Đêm giao thừa chào năm Giáp Ngọ 2014 vào ngày 30/1/2014 - tức ngày 30 âm lịch (30 tết) Đêm giao thừa (Gọi là đêm 30 tết) là ngày 30/1/2014 - Tức ngày 30 âm lịch. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng và ý nghĩa nhất, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người dành cho nhau những Cau chuc tet ý nghĩa và cầu mong 1 năm mới an khang thịnh vượng. Ngày 26 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: NGày 26/1/2014 Ngày 27 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: NGày 27/1/2014 Ngày 28 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: NGày 28/1/2014 Ngày 29 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: NGày 29/1/2014 Đêm giao thừa được xác định là Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Tục lệ cơ bản đêm giao thừa Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Đối với người công giáo thì vào đêm giao thừa ngoài việc có mâm cỗ để nhớ tới gia tiên thì việc đi lễ trong đêm giao thừa hoặc đọc kinh cầu nguyện cho tổ tiên ông bà, cho mọi người trong gia đình giáo họ giáo xứ cũng như cầu chúc cho đất nước Việt Nam an lành nói riêng và cầu cho thế giới nói chung cũng là việc hết sức quan trọng Vì sao mâm cỗ giao thừa luôn phải có Gà. Theo phong tục của người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, đỏ đắn cho cả năm; một con gà trống hoa luộc rất khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Sở dĩ gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa bởi theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy lạnh lẽo, ẩm thấp. Người bèn sai mười mặt trời suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô trắng, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn. Có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên. Đêm giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa. Tuy nhiên, đến thời hiện đại nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, mã văn hoá ấy bị mờ dần khiến nhiều người không hiểu. Thay vì cúng gà, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá. Thậm chí, người ta còn dùng tư duy tư biện hiện đại để suy diễn rằng năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn vồ gà, năm Dậu cũng không cúng gà vì đã là năm gà thì không cúng gà nữa. Đó là những lí giải tư biện khá thô thiển so với nghi lễ xưa. Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam, thế hệ mai sau cần gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này, không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc. Trước tết âm lịch, chúng ta cũng có 1 ngày lễ giáng sinh. Các bạn click xem: Loi chuc giang sinh hay nhất tại đây nhé. (Tuyensinh247.com)
Cùng like Bí mật 12 cung hoàng đạo trên Facebook
|
>> Tết 2014 được nghỉ bao nhiêu ngày?
>> Giá vé xe khách tết 2014 - tết Giáp Ngọ tăng 60%
>> Lịch nghỉ tết dương lịch năm 2014