21/06/2013 14:50 pm
Pháp luật không phân biệt bằng cấp Thời gian gần đây nhiều cơ quan, tổ chức tuyển công chức, không cho những người có bằng tại chức tham gia dự tuyển. Báo chí phản ánh, Bộ Nội vụ có ý kiến, nhưng việc này vẫn tiếp diễn gây nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến không đồng tình. Nhưng chưa có ý kiến nào làm rõ cơ sở pháp luật. Để làm rõ vấn đề này phóng viên Tiền Phong đã trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty luật TNHH Trường Lộc. Luật sư Tuấn cho biết: Theo quy định của điểm d, khoản 1, Điều 36 Luật cán bộ, công chức điều kiện đăng ký dự tuyển công chức là “người có văn bằng, chứng chỉ phù hợp”. Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 3/10/2012, ông Nguyễn Xuân Bình, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ đã phản ứng trước thông tin 7 tỉnh thành nói "không" với bằng tại chức khi tuyển công chức. Ông Bình khẳng định những quy định hiện hành về tuyển dụng công chức phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. "Luật công chức không cấm việc tuyển dụng những người có bằng tại chức, luật Giáo dục cũng không phân biệt giá trị các loại hình bằng cấp". Như vây, pháp luật hiện hành không quy định nào phân biệt trình độ giữa người học tại chức và học chính quy. Khoản 2, Điều 38 quy định: Nguyên tắc tuyển dụng công chức là “Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật” đồng thời “Bảo đảm tính cạnh tranh”. Với quy định của pháp luật hiện hành, khẳng định của đại diện Bộ Nội vụ, hiện tượng không cho người có bằng tại chức thi tuyển công chức là không đúng pháp luật, không bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Tại điểm b, c khoản 1, điều 11 Nghị định 24/2010/NĐ – CP, ngày 15/03/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: Để trở thành công chức, người dự tuyển còn phải dự thi và phải có “Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên; Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm”. Ngoài ra, những người thi tuyển công chức còn phải qua thời kỳ tập sự được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng. (khoản 2, điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ – CP). Trường hợp qua thời kỳ tập sự không đạt kết quả thị bị hủy bỏ, người trúng tuyển không trở thành công chức (điều 24 Nghị định 24/2010/NĐ – CP). Theo Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cần phải có quy định thêm kỳ thi sát hạch hết tập sự công chức để bảo đảm một người được bổ nhiệm công chức có đủ trình độ và năng lực làm công chức. Điều này tương tự như việc đào tạo và sát hạch cấp bằng lái xe ô tô hiện nay và quá trình đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hiên nay (qua lớp đào tạo luật sư, tập sự, thi cấp chứng chỉ hành nghề). Tại chức giỏi hơn chính quy thì sao? Trả lời báo chí, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh-thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch nói: Bằng cấp là quy định quốc gia và bình đẳng. Những địa phương từ chối bằng quốc gia này rõ ràng là vi phạm. Nếu Nam Định lập hội đồng tuyển dụng và thấy những người có bằng tại chức không đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và loại họ thì được. Chất lượng thế nào phải do hội đồng đánh giá, chứ biết đâu hệ tại chức có người giỏi hơn so với bằng cấp chính quy thì sao. Điều này là hoàn toàn có thể. Không chỉ Nam Định, một số địa phương đã từ chối tuyển dụng đối với bằng tại chức và theo nguyên tắc, điều đó là sai quy định. Nhà nước có quy định rõ ràng đối với văn bằng các bậc học. Nó là hợp pháp và hợp lý. Nếu từ chối bằng tại chức là làm sai quy định. Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||