Sinh viên "sốt vó" lo chuẩn ngoại ngữ đầu ra

Hiện nay khá nhiều trường đại học cao đẳng áp dụng hình thức xét tốt nghiệp với yêu cầu về ngoại ngữ chuẩn đầu ra. Mỗi trường mỗi kiểu khiến nhiều sinh viên không khỏi lo lắng cho tấm bằng tốt nghiệp cuối cấp của mình.

Sinh vien \

SO LE CHUẨN

Theo TS Trần Đình Lý, chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho SV đến nay mặc dù được Bộ ban hành nhưng giữa các trường đại học chưa thống nhất hoặc có sự chênh lệch dẫn đến sự chênh lệch về trình độ giữa SV với nhau. Quy định chuẩn của mỗi trường đại học cũng phụ thuộc vào từng chuyên ngành mà SV lựa chọn nên các trường luôn đưa ra mức chuẩn an toàn và tối thiểu, đó cũng là một biện pháp nới lỏng cho SV.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo, sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành không chuyên ngoại ngữ phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 của CEFR (Common European Framework for Reference – khung tham chiếu ngôn ngữ chung của Châu Âu), cụ thể TOEIC 450 điểm, TOEFL PBT 450 điểm hoặc IELTS phải đạt 4.5. Thế nhưng điều bất cập là việc áp dụng này không đồng nhất và mỗi trường đại học có một quy định “chuẩn” khác nhau cho sinh viên (SV) khi tốt nghiệp.

Cụ thể, trường Đại học Nông lâm TP.HCM quy định đối với SV đại học, cao đẳng chính quy không chuyên ngoại ngữ, từ khóa 2008 trở về sau đào tạo theo hệ thống tín chỉ: được xét miễn hai học phần tiếng Anh điều kiện (Anh văn 1 và Anh văn 2) và công nhận đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau: có một trong những chứng chỉ quốc tế tiếng Anh: TOEFL 400, TOEIC 450, IELTS 4.5, PET 70, BULATS 40. Có trình độ tiếng Anh tương đương B1 của CEFR do Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Nông Lâm TP.HCM xác nhận. Như vậy, về TOEFL so với quy định của Bộ sẽ thấp hơn 50 điểm. Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM quy định SV đạt 4.0 điểm IELTS thấp hơn quy định 0.5 điểm so với quy định chuẩn của Bộ.

Tiến sĩ Trần Đình Lý – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm TP.HCM giải thích về chuyện quy định của trường thấp hơn quy định của Bộ đề ra: sở dĩ trường quy định trình độ TOEFL thấp hơn 50 điểm là tối thiểu để SV có thể lựa chọn các chứng chỉ ngoại ngữ cũng như phù hợp với trình độ của mình mà thi. TOEFL 400 là quy định tối thiểu mà SV phải đạt được để tốt nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao kiến thức và khả năng giao tiếp, SV có thể tham gia đăng ký học tại trung tâm của trường.

Ngược với các trường tự đề ra chuẩn thấp, một số trường như ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Ngoại thương và Đại học Hoa Sen đã tự nâng mức chuẩn cao hơn Bộ. ĐH Hoa Sen có quy định như vậy là nhằm trang bị cho SV vốn ngoại ngữ cần thiết để có thể đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc tham gia học một số (hoặc tất cả) các môn chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ, đồng thời đáp ứng chuẩn đầu ra đối với chương trình học giúp SV có được sự tự tin và khả năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát, hiệu quả trong môi trường làm việc và đạt chuẩn quốc tế. Đối với SV khóa 2009 có thể sử dụng chứng chỉ TOEIC (tối thiểu 600 điểm đối với hệ đại học, 550 điểm đối với hệ cao đẳng) để miễn môn học tiếng Anh. Nếu SV có chứng chỉ TOEFL PBT được cấp từ các nước sử dụng tiếng Anh là tiếng bản ngữ sẽ được xem xét. Chứng chỉ TOEFL ITP không được xem xét. Như vậy từ năm 2009 ĐH Hoa Sen đã áp dụng chuẩn riêng của mình.

Trong những quy định mà SV phải theo thì chứng chỉ tiếng Anh của các trung tâm như: Trung tâm ngoại ngữ ĐH Sư phạm TP.HCM, Trung tâm ngoại ngữ ĐH KH XH&NV, ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương… cấp cho sinh viên được các trường rất “chuộng”… Như vậy, cùng chứng chỉ ngoại ngữ nhưng có sự chênh lệch về trình độ của học viên, sinh viên.

Sinh vien \

CHUẨN… NỘI BỘ!

Một điều đáng quan tâm là hiện nay mỗi trường đều có trung tâm ngoại ngữ của trường hoặc liên kết với một trung tâm ngoại ngữ bên ngoài mở lớp dạy rồi cấp chứng chỉ. Những chứng chỉ cấp cho SV được đánh giá là chuẩn nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở mức độ nội bộ để giải quyết đầu ra cho SV chứ chưa hoặc không thể đáp ứng yêu cầu công việc xã hội.

Trao đổi về việc học ngoại ngữ “thâm niên” nhưng không thể áp dụng cho công việc, cựu SV Phạm Văn Ren chia sẻ: nếu tính học Anh văn từ năm lớp 6 đến khi tốt nghiệp đại học thì mỗi SV có thời gian 10 năm để học nhưng khi ra trường vẫn lúng túng, nguyên nhân là tuy học nhiều nhưng môi trường thực hành thiếu. Nhiều trường bế tắc trong việc sắp xếp, bố trí từ giáo viên đến phòng học. Một lớp học ngoại ngữ mà có trên 30 SV thì làm sao có thể luyện nói hoặc luyện phát âm cho tốt. Ngôn ngữ là sự trao đổi mà quá nhiều người bị giới hạn trong không gian và thời gian bó hẹp thì chỉ nghe được một phía. Đó là chưa nói đến việc học tiếng Anh theo chương trình của trường phân bổ, tuy nói rằng theo chuẩn các chương trình quốc tế nhưng rõ ràng vẫn có khoảng cách khá xa!

Một sinh viên năm cuối khoa du lịch một trường cao đẳng tại TP.HCM cho biết: mấy năm trước trường không chú trọng lắm về việc dạy ngoại ngữ nên tụi em cũng ít quan tâm lắm. Hai năm nay trường ra quy định phải có bằng TOEIC nộp vào mới cho thi tốt nghiệp, vì thời gian gấp quá học sao nổi, nên cả lớp hầu như… mua bằng. Cứ đóng khoảng 4,5 triệu vào học theo chương trình thì nắm chắc là có bằng!

KIỂU CHUẨN NÀO CŨNG… RỚT NHIỀU!

Lần đầu tiên, Trường ĐH Luật TPHCM áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC đối với sinh viên (SV) khóa 2008 -2012, tuy nhiên, đợt đầu chỉ 634/1.099 SV đạt chuẩn tiếng Anh để được cấp bằng cử nhân luật (đạt tỉ lệ 57,68%), còn 456 SV vẫn chưa được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng vì không đạt chuẩn. Với tỉ lệ trên 30% chưa được tốt nghiệp do chưa đạt chuẩn là cao hơn nhiều so với các năm trước không áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Chuẩn đầu ra mỗi trường một kiểu. Nhưng có lẽ kiểu nào cũng khiến cả trường lẫn sinh viên…lo sốt vó. Chuyện bị giữ bằng tốt nghiệp vì không đạt chuẩn ngoại ngữ là viễn cảnh trước mắt của ít nhất 1/3 số SV hiện nay.

N.V.Tuân, SV năm thứ 2 khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Hàng không Việt Nam nói: “Vừa lo học chuyên ngành lại lo học thêm tiếng Anh bên ngoài để đạt được 550 điểm TOEIC thật không dễ dàng gì! Tôi phải trải qua gần 10 lớp ở một trung tâm tiếng Anh bên ngoài với giá gần 7 triệu đồng”. Điều đáng nói, chính bạn trẻ này khi thi vào ĐH là dân khối D1 “thứ thiệt”! Nhiều “dân khối D1 thứ thiệt” ở các trường khác cũng gặp khó khăn tương tự. Một nữ SV năm thứ 4 khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường ĐH KH XH&NV cho biết trong lớp cô đến nay có hơn 70% SV chưa có bằng B tiếng Anh để nộp về khoa. Trong khi hơn 70% SV này thi vào trường ngoài khối D4 là khối D1.

Nhiều SV năm cuối than thở: Việc áp dụng chuẩn đầu ra áp dụng với các SV năm nhất, năm hai thì khả dĩ, chứ với lứa SV năm cuối thì là… bất cập vì không đủ thời gian… vượt qua chuẩn. Đã vậy, SV năm cuối còn bao chuyện bận rộn phải làm: hoàn tất kỳ thực tập hơn 2 tháng, viết luận văn tốt nghiệp hoặc học các học phần tốt nghiệp tương ứng.

Với tình hình này, TS. Trần Quang Hải - phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng bộc bạch: Các em SV lo, nhà trường cũng lo. Để tạo điều kiện cho các em thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu tốt nhất, nhà trường tổ chức các lớp ôn tập, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời, tổ chức liên tiếp 3 đợt thi khảo sát đánh giá chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ của SV. Sau các đợt thi khảo sát, những em chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được bồi dưỡng để tiếp tục thi cho đến khi…

Theo Thethaohangngay

Viết bình luận: Sinh viên "sốt vó" lo chuẩn ngoại ngữ đầu ra

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247