Sinh viên và những "công nghệ" làm tiểu luận

Bên cạnh những ưu điểm giúp sinh viên có thể tư duy sáng tạo, tự do thể hiện những hiểu biết của mình thì làm tiểu luận lại là...cơ hội tốt cho những sinh viên lười biếng!

Tiểu luận = Copy + Paste

Vừa nghe cô nói sẽ làm tiểu luận thay cho việc thi giữa kì, T.Liên (trường ĐH X) mừng rỡ vô cùng vì cả chương trình học vừa qua, cô bạn không hề theo dõi bài cũng như chưa từng đến lớp bữa nào. Nhưng làm tiểu luận về một vấn đề quá xa lạ với mình cũng là một vấn đề nan giải. Vậy là trong đầu Liên nghĩ ra một ý tưởng vô cùng nhanh gọn cho bài tiểu luận của mình. Đó là Ctrl C và Ctrl V- tức là sẽ copy và paste lại những tiểu luận hoặc bài viết tương tự như đề bài.

Việc làm này thì vô cùng đơn giản, chỉ cần vào Google, gõ một vài từ khóa quan trọng trong đề bài là xong. Vậy là chỉ cần vài thao tác trên internet, cô bạn đã có ngay một bài tiểu luận “văn vẻ” và “trí tuệ” không kém ai. Liên còn tự tin rằng “Thầy cô chẳng thể nào biết hết tất cả những tài liệu trôi nổi trên mạng. Huống chi với mỗi bài mình chỉ copy lại một đoạn là đủ”. Kết quả là bài tiểu luận nhìn có vẻ rất hiểu biết nhưng thực chất lại vô cùng thiếu logic, râu ông này cắm càm bà nọ và do hình thành trên cơ sở chấp nối những ý tưởng của người khác tất nhiên sẽ chẳng thể nào đạt điểm cao. Thậm chí, có lần, bài tiểu luận kiểu này của Liên đã bị thầy cho không điểm vì tội “ăn cắp chất xám cuả người khác”.

Sinh vien va nhung \
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

“Công nghệ chép chuyền”

Đó chính là chuyền tay nhau mà chép. Điển hình là nhóm bạn của T.An (trường ĐHVH). Cứ mỗi lần làm tiểu luận thì cả bọn chẳng cần phải đá động gì đến bài vở mà đợi đến gần sát thời điểm nộp bài mới bắt tay vào “làm bài” của mình. Cách “làm bài” của nhóm vô cùng đơn giản. Họ lựa những nhân nào kha khá và đã hoàn thành xong bài luận để ngỏ ý copy bài đó về tham khảo theo kiểu “Bài của bạn hay quá, cho mình mượn về tham khảo nhe” và không quên đưa ra một quyển tiểu luận…giả để đối phương yên tâm rằng mình đã làm bài rồi. Với chiêu bài khôn ngoan như vậy, rất nhiều nhân đã bị mắc bẫy. Sau khi mượn được bài của người khác, cả nhóm bắt đầu chuyền tay nhau chép lại, thêm thắt chút xíu cho khác rồi ung dung nộp bài. Chỉ tội chủ nhân thực của những bài luận đó, phải nai lưng ra làm mà không biết rằng thành quả của mình đã bị sao chép trắng trợn.

Tiểu luận không dành cho sinh viên lười

Thoạt nhìn cứ ngỡ rằng làm tiểu luận là rất “nhàn” đối với sinh viên. Nhưng thật ra, để có một bài tiểu luận chất lượng và đạt kết quả cao thì đòi hỏi sinh viên phải đầu tư rất nhiều cũng như phải hiểu thật rõ bản chất của vấn đề. Để đạt được điều đó, sinh viên cần tìm hiểu thật kĩ vấn đề, trình bày một cách logic theo hướng làm sáng tỏ, đủ ý và đặc biệt là đối với những tài liệu khác thì chỉ nên dừng lại ở mức tham khảo.

Việc làm tiểu luận theo hình thức đối phó có thể giúp cánh sinh viên nhà ta vượt qua những "khó khăn" nhất thời. Thế nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy thì rõ ràng lợi bất cập hại bởi sau này khi ra đời ta không thể mãi lừa dối mọi người bằng những ý tuởng ăn cắp của người khác và hiển nhiên chẳng người sử dụng lao động nào lại thích nhân viên của mình lừa dối cấp trên và đồng nghiệp!

Theo TTVN

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Sinh viên và những "công nghệ" làm tiểu luận

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247