Sinh viên và nỗi "ám ảnh" bán hàng đa cấp

Với những sinh viên trẻ từng sống và học tập lâu dài ở Hà Nội sẽ không còn xa lạ khi nghe nói tới bán hàng đa cấp hay kinh doanh theo mạng lưới. Không ít bạn trẻ đã đi theo con đường đó. Người thì vì ước mơ làm giàu nhanh chóng, người lại hứng thú với một môi trường làm việc năng động, một số là vì tò mò. Nhưng có lẽ 10 người vào chỉ có một người tiếp tục theo đuổi vì hầu hết họ đều nhận ra tính chất công việc không hề đơn giản và dễ dàng.

 

Với những sinh viên trẻ từng sống và học tập lâu dài ở Hà Nội sẽ không còn xa lạ khi nghe nói tới bán hàng đa cấp hay kinh doanh theo mạng. Không ít bạn trẻ đã đi theo con đường đó. Người thì vì ước mơ làm giàu nhanh chóng, người lại hứng thú với một môi trường làm việc năng động, một số là vì tò mò. Nhưng có lẽ 10 người vào chỉ có một người tiếp tục theo đuổi vì hầu hết họ đều nhận ra tính chất công việc không hề đơn giản và dễ dàng.

Thời gian gần đây, Quang ăn không ngon ngủ không yên vì liền một lúc bị mất 7 triệu đồng. Số tiền đó với Quang cũng như gia đình mình là một con số không hề nhỏ.

Ngồi trầm ngâm, Quang kể lại câu chuyện bị bạn lừa của mình cho tôi nghe sau khi nhận được 2 triệu đồng mẹ gửi từ quê lên cho để trả nợ bạn bè. “Em không biết gì, nếu biết trước thì không bao giờ em đi”- đó là câu nói mà Quang chia sẻ khi được tôi hỏi thăm về vụ đi xin việc mất 7 triệu đồng.

Cơ hội làm giàu

Một ngày đẹp trời, Quang rủ C. - người bạn cùng phòng trọ cũ của mình đi chơi. Không hề tỏ ra khó khăn, ngược lại C. còn tỏ ra khá nhiệt tình khi nhắc nhở Quang khi đi nhớ mang theo cả chứng minh thư và thẻ sinh viên để được giảm giá vé vào. Chưa tới địa điểm cần đến, C. bảo Quang xuống xe vào đây với mình một lát có chút việc, xong việc rồi đi.

Tưởng rằng có việc gì cần thiết, Quang theo chân C. lên một tòa nhà khá cao nằm trên đường Định Công. Vừa lên tới nơi, Quang thấy rất đông người qua lại, đó toàn là những người khá trẻ tuổi, năng động và sự tò mò cũng tăng dần. Rồi ngay lập tức, Quang được bạn và một anh lạ mặt dẫn vào ngồi trong một hội trường để nghe thuyết trình, chia sẻ của những người được cho là thành đạt giới thiệu về công việc này. Mất thời gian ngồi nghe khoảng 2 tiếng mà chẳng hiểu gì nhiều, cuối cùng Quang cũng được ra khỏi căn phòng ấy.

Đang mừng thầm vì tưởng rằng bây giờ sẽ được đi chơi, nào ngờ, Quang lại tiếp tục bị đưa đẩy hết từ người này sang người kia để nghe thuyết giảng. Các anh, các chị được gọi là tuyến trên của C. bắt đầu công cuộc “khai thông tư tưởng” làm giàu cho Quang. Lần lượt từng người một đến gặp riêng Quang để nói, phân tích, chia sẻ những kinh nghiệm của mình về công việc này chỉ nhằm hướng tới một mục đích cuối cùng là thuyết phục em tham gia vào mạng lưới kinh doanh theo mạng của một công ty bán hàng đa cấp. Những lời nói phát ra từ những anh chị chuyên viên kinh doanh này như rót mật vào tai Quang.

Từng bước … vào tròng

Anh tuyến trên lần lượt đưa ra các phương án giúp Quang “huy động vốn” từ người thân, bạn bè. Bắt đầu liệt kê danh sách những người có khả năng vay được tiền, sau đó gọi điện cho từng người với những cách nói chuyện khác nhau sao cho họ tin những lời mình nói là thật.

Với bố mẹ thì anh ta khuyên Quang: “Em cứ gọi nói là bố mẹ gửi lên cho con 3 triệu để con đóng tiền học chứng chỉ tiếng Anh và tin học”, còn với bạn bè thì: “Em phải nói giọng gấp gáp và dứt khoát vào, bảo mày cho tao vay vài trăm, tao đang có việc rất gấp, tao sẽ trả mày nhanh thôi, mày bạn thân của tao phải tin tao chứ…”. Nhưng vì Quang không dám làm liên lụy tới mọi người đặc biệt là gia đình nên Quang quyết định không gọi.

Lúc này, anh ta trên chỉ còn cách bảo Quang mang cầm chiếc thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân của Quang. Anh ta bảo có thể cầm được 6,5 triệu đồng,.

Rất nhanh chóng, anh ta dẫn theo Quang và C. tới một quán cầm đồ đã được bắt mối trước để cắm thẻ, chứng minh rồi lại quay trở về công ty để hoàn tất hồ sơ. Vậy là 6,5 triệu vừa cầm được trên tay đã nhanh chóng chuyển sang tay người khác để cuối cùng đổi lại chỉ là một tấm thẻ với vài tờ giấy. Cảm giác tiếc nuối bắt đầu hình thành, nhưng đã quá muộn, tiền đã trao tay, hồ sơ đã hoàn thành.

Sinh vien va noi \
Mô hình bán hàng đa cấp.

Cầu cứu người thân, bạn bè

Ngay hôm sau, Quang lên công ty gặp lại người hôm qua đã nhiệt tình hướng dẫn mình, nói rằng em muốn rút lại hồ sơ, lấy lại tiền nhưng đã qua muộn. Nỗi buồn cứ thế dâng lên, Quang lại lật đật bắt xe về và bắt đầu gọi điện liên hệ với bạn bè hỏi vay tiền để chuộc lại giấy tờ đã cắm với lãi là 1%/ngày tương đương 65.000 đồng/ngày.

Sau một tuần, Quang mới huy động được đủ số tiền phải trả để chuộc giấy tờ lại, cả gốc cả lãi cũng 7 triệu. Cầm được giấy tờ của mình trong tay, Quang cũng cảm thấy yên tâm phần nào. Quang bảo: “Giờ em mới thực sự hiểu rõ rằng không có một công việc nào quá dễ dàng mà lại có khả năng đem lại nhiều tiền”.

Là thành viên của mạng lưới, khi tham gia chương trình này, Quang được nhận một sản phẩm là máy khử độc Ozone nhưng cậu không lên lấy.

Lúc đầu thì Quang nghĩ rằng phấn đấu làm việc một thời gian ngắn, mời được nhiều bạn bè tới là sẽ lấy lại được tiền nhanh chóng. Anh chị tuyến trên còn không ngừng hướng dẫn cho Quang cách nói dối để hẹn bạn tới công ty giống như cách mà C đã dùng với mình. Chỉ cần đưa được bạn tới, phần còn lại các anh chị sẽ lo. Nhưng rồi ngồi nghĩ lại, Quang cảm thấy công việc mình vừa theo mang tính chất như lừa bịp người khác vậy. Đặc biệt, đó lại đều là bạn bè, người thân của mình nên sẽ rất dễ dàng làm mất đi tình cảm bạn bè tốt đẹp. Vì vậy mà Quang quyết định bỏ luôn, coi như một lần "mất tiền ngu" để khôn ra khi sống ở nơi đầy rẫy những trò lừa tinh vi này.

Thanh Giang

Theo Infonet

 

Viết bình luận: Sinh viên và nỗi "ám ảnh" bán hàng đa cấp

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247