1. Chỉ tiêu tuyển sinh
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH CỤ THỂ CÁC NGÀNH
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 là 3325, bao gồm 2 chương trình:
Chương trình 1: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào chương trình CỬ NHÂN CHÍNH QUY QUỐC TẾ (100 chỉ tiêu)
Chương trình 2: Xét tuyển vào chương trình ĐÀO TẠO HỆ CHÍNH QUY (3225 chỉ tiêu)
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (Nhóm 1)
Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa trên thành tích học tập & năng lực ngoại ngữ
a) Thí sinh tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài TH Việt Nam (Nhóm 2)
b) Thí sinh đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia; giải NHẤT, NHÌ & BA kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Nhóm 3)
c) Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm trở lên (Nhóm 4)
d) Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 có kết quả xếp loại học lực cả năm đạt loại giỏi các năm học lớp 10, lớp 11 và kết quả xếp loại học lực đạt loại GIỎI học kỳ 1 năm lớp 12 trong chương trình THPT (Nhóm 5)
Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển (Nhóm 6)
Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả kì thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (Nhóm7)
Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Nhóm 8)
Lưu ý: Thí sinh trúng tuyển vào ngành sẽ được chọn chuyên ngành
(*): Những ngành/chuyên ngành có chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. (Chương trình này được dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ các học phần Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh). Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và có đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và phụ lục văn bằng theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên Phụ lục văn bằng sẽ ghi rõ ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh)
2. Phương thức tuyển sinh
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CHÍNH QUY QUỐC TẾ
Nhóm QT: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT) và có tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên. Tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn được xác định:
Cách tính cụ thể như sau:
Tổng điểm 2 môn = Điểm môn Toán + Điểm môn được chọn (trong các môn: Vật Lý, Hóa học, Ngữ văn)
Giả sử môn A là môn chọn để xét, điểm môn A được tính như sau:
Điểm môn A = (Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3
Điểm của từng môn (được tính theo thang điểm 10) lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ); điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo Điểm xét tuyển Nhóm quốc tế.
Điểm xét tuyển Nhóm QT = Điểm quy đổi Nhóm QT + Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT (nếu có)
Trong đó:
Điểm quy đổi Nhóm quốc tế được quy định như sau:
Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT được tính như sau:
Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT = [(300 - Điểm quy đổi Nhóm QT)/7,5] x mức điểm ưu tiên quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT
Điểm xét tuyển được làm tròn một (01) chữ số thập phân
Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm tiêu chí phụ là tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác (trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn).
*Chương trình cử nhân chính quy quốc tế là chương trình đào tạo chính quy chuyển tiếp học 2 năm cuối (hình thức 2+2) hoặc 1 năm cuối (hình thức 3+1) tại các trường đại học đối tác ở nước ngoài (Đại học Coventry, Đại học Hull, Đại học Middlesex, Đại học Heriot-Watt (Anh quốc); Lincoln University (New Zealand); Swinburne University of Technology, Monash University (Úc); Ball State, George Mason University, City University of Seatle (Mỹ),...).
Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được các trường đối tác cấp bằng với các ngành đào tạo gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kế toán....
Sinh viên trúng tuyển chương trình cử nhân chính quy quốc tế tốt nghiệp THPT của Việt Nam năm 2024 vì những lý do bất khả kháng không thể chuyển tiếp sang trường đối tác thì sẽ được Nhà trường xem xét cho phép chuyển sang học tập cùng các chương trình cử nhân chính quy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN nếu sinh viên đáp ứng được các yêu cầu về kết quả học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành. Trong trường hợp đó, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và có đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét công nhận tốt nghiệp; cấp văn bằng và phụ lục văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CHÍNH QUY
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét tuyển vào chương trình đào tạo chính quy ưu tiên theo thứ tự sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế:
Nhóm 1: Xét tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào chương trình đào tạo chính quy tất cả các ngành.
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển.
Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi (nếu có)
Trong đó:
- Điểm quy đổi: được trình bày cụ thể trong từng nhóm xét tuyển.
- Điểm ưu tiên quy đổi được tính như sau:
Điểm ưu tiên quy đổi = [(300 - Điểm quy đổi)/7,5] x mức điểm ưu tiên quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT
- Điểm xét tuyển được làm tròn một (01) chữ số thập phân.
Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng Điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12.
Nhóm 2:
Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam
Điểm quy đổi Nhóm 2 được quy định như sau:
Nhóm 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chương trình dành cho học sinh lớp 12). Trường hợp các tỉnh có tổ chức kỳ thi học sinh giỏi riêng cho các khối lớp trung học phổ thông khác nhau, Nhà trường chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông tổ chức cho khối lớp cao nhất.
Điểm quy đổi Nhóm 3 được quy định như sau:
Chú ý.
+ Thí sinh đoạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Sinh học được đăng kí tất cả các ngành của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng..
+ Thí sinh đoạt giải một trong các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chỉ được đăng kí các ngành (1) Luật, (2) Luật kinh tế, (3) Quản lý nhà nước.
Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT) và có tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên.
Tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn được tính như sau:
Tổng điểm 2 môn = Điểm môn Toán + Điểm môn được chọn (trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)
Giả sử môn A là môn chọn để xét, điểm môn A được tính như sau:
Điểm môn A = (Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3
Điểm của từng môn (được tính theo thang điểm 10) lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.
Điểm quy đổi Nhóm 4 được quy định như sau:
Nhóm 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12.
Điểm quy đổi Nhóm 5 được tính dựa trên Tổng điểm trung bình Nhóm 5. Tổng điểm trung bình Nhóm 5 = (Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10 + Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12).
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển
Nhóm 6: | Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam và có điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (nếu có) từ 18 điểm trở lên.
Tổ hợp môn xét tuyển của Nhóm 6 như sau:
Nguyên tắc xét tuyển Nhóm 6: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo Điểm xét tuyển Nhóm 6.
Điểm xét tuyển Nhóm 6 = Điểm môn thứ 1 + Điểm môn thứ 2 + Điểm môn thứ 3 + Điểm ưu tiên
Nhóm 6 (nếu có)
Trong đó:
Điểm môn A = (Điểm trung bình cả năm môn học A của năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm môn học A của năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A học kì 1 của lớp 12)/3
Điểm từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.
Điểm ưu tiên Nhóm 6 được xác định theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng Điểm xét tuyển Nhóm 6 nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp theo điểm môn Toán.
Ví dụ: Thí sinh chọn mã tổ hợp môn A00. Tổng điểm xét tuyển của thí sinh sẽ được tính:
Điểm xét tuyển Nhóm 6 = Điểm môn Toán + Điểm môn Vật lý + Điểm môn Hoá học + Điểm ưu tiên Nhóm 6 (nếu có)
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Nhóm 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 để dự tuyển.
Nguyên tắc xét tuyển Nhóm 8: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo Điểm xét tuyển Nhóm 8.
Điểm xét tuyển Nhóm 8 = Điểm môn thứ 1 + Điểm môn thứ 2 + Điểm môn thứ 3 + Điểm ưu tiên Nhóm 8 (nếu có)
Điểm từng môn trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký lấy từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tổ hợp môn xét tuyển của Nhóm 8 cụ thể cho từng ngành như sau:
- Mã tổ hợp môn cho các ngành: (1) Quản trị kinh doanh, (2) Marketing, (3) Kinh doanh quốc tế, (4) Kinh doanh thương mại, (5) Thương mại điện tử, (6) Tài chính - Ngân hàng, (7) Kế toán, (8) Kiểm toán, (9) Quản trị nhân lực, (10) Hệ thống thông tin quản lý, (11) Khoa học dữ liệu, (12) Kinh tế, (13) Thống kê kinh tế, (14) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, (15) Quản trị khách sạn, (16) Công nghệ tài chính:
- Mã tổ hợp môn cho các ngành: (17) Luật, (18) Luật kinh tế, (19) Quản lý nhà nước:
Điểm ưu tiên Nhóm 8 được xác định theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Ví dụ: Thí sinh chọn mã tổ hợp môn D90; điểm xét tuyển của thí sinh sẽ được tính:
Điểm xét tuyển Nhóm 8 = Điểm môn Toán + Điểm tổ hợp KHTN + Điểm môn Tiếng Anh + Điểm ưu tiên Nhóm 8 (nếu có)
Theo TTHN