Thông tin tuyển sinh Học Viện Âm Nhạc Huế năm 2022

Đã có thông tin tuyển sinh Học Viện Âm Nhạc Huế năm 2022, các em học sinh xem chi tiết dưới đây:

I. BẠC ĐẠI HỌC - HỆ CHÍNH QUY 4 NĂM

TUYÊN CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH

- Ngành Âm nhạc học: Lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc Âm nhạc dân tộc học.

- Ngành Sáng tác âm nhạc

- Ngành Thanh nhạc

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây: Guitar, Violin, Viola, Violoncelle, Flute, Clarinet, Basson, Trumpet.

- Ngành Piano

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống:

+ Nhạc cụ truyền thống: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc.

+ Âm nhạc Di sản: Nhã nhạc (Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp); Đàn - Ca Huế (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế); Đàn - Hát Dân ca Việt Nam.

1. Đối tượng dự thi: Tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề.

2. Thời gian nộp hồ sơ dự thi: Gồm 2 đợt

- Đợt 1: từ tháng 4/2022 đến hết ngày 28/6/2022 (theo dấu bưu điện), đến hết ngày 30/6/2022 (nộp trực tiếp tại Học viện).

- Đợt 2: từ 01/8 đến hết ngày 29/8/2022 (theo dấu bưu điện), đến hết ngày 31/8/2022 (nộp trực tiếp tại Học viện).

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT theo 1 trong 2 phương thức:

+ Nộp trực tiếp hồ sơ ĐKDT tại Phòng Đào tạo, QLKH và HTQT - Học viện Âm nhạc Huế - Số 01 Lê Lợi, TP.Huế; Điện thoại: (0234) 3898 490.

+ Gửi qua đường bưu điện (thí sinh không để lệ phí tuyển sinh vào bìa đựng hồ sơ. Lệ phí được gửi bằng hình thức chuyển tiền qua đường bưu điện).

3. Hồ sơ đăng kí của thí sinh gồm có:

3.1. Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (theo mẫu đăng tải trên Website của Học viện Âm nhạc Huế). Phiếu số 1 có dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào ảnh, ký tên, đóng dấu và xác nhận của Ban Giám hiệu Trường (nếu là HSSV đang học), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nếu là cán bộ, nhân viên, công an, quân nhân đang công tác) hoặc Công an phường, xã địa phương (nếu là thí sinh tự do).

3.2. Ba ảnh cỡ 3x4 (ảnh chụp không quá 3 tháng), sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

3.3. Bản sao học bạ trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận điểm môn văn lớp 10, 11, 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nếu chọn kết quả thi tốt nghiệp làm điểm xét tuyển Ngữ văn.

3.4. Một trong các loại văn bằng sau: bằng THPT, bổ túc THPT hoặc bằng Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học nghề, Cao đẳng (tất cả các loại giấy tờ trên đều phải công chứng).

3.5. Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

3.6. Ba phong bì dán sẵn tem, ghi địa chỉ nơi nhận.

* Thí sinh mới tốt nghiệp năm 2021:

- Ngoài các loại giấy tờ qui định ở mục 1, 2, 3, 5, 6 khi nộp hồ sơ, thí sinh cần nộp thêm Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời vào ngày tập trung làm thủ tục dự thi, bao gồm các trường hợp chọn kết quả thi tốt nghiệp làm điểm xét tuyển Ngữ văn.

4. Xét tuyển thẳng:

- Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

* Thí sinh cần nộp:

- Hồ sơ ĐKDT theo mẫu của Học viện Âm nhạc Huế;

- Ba ảnh cỡ 3x4 (ảnh chụp quá 6 tháng), sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

- Bản sao có công chứng) học bạ Trung học phổ thông (hoặc giấy chứng nhận điểm môn văn lớp 10, 11, 12) hoặc giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (để xét tuyển môn Ngữ văn);

- Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận hoặc bằng khen của thí sinh đoạt giải (cá nhân) trong các kỳ thi âm nhạc chuyên nghiệp cấp quốc tế liên quan đến ngành xét tuyển.

- Ba phong bì dán sẵn tem, ghi địa chỉ nơi nhận.

* Lưu ý: Thí sinh cần ghi rõ chuyên ngành dự thi, mã ngành, khu vực, đối tượng, địa chỉ liên hệ, điện thoại,... vào hồ sơ đăng ký dự thi.

5. Dự kiến thời gian thi tuyển: Gồm 2 đợt

- Đợt 1: từ ngày 19/7 đến 21/7/2022

- Đợt 2: từ ngày 20/9 đến 22/9/2022

- Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

6. Phương thức tuyển sinh:

Kết hợp tổ chức thi tuyển các môn Năng khiếu và xét tuyển, thi tuyển môn Ngữ văn (môn Ngữ văn chỉ xét điều kiện, không cộng vào tổng điểm và phải đạt ngưỡng theo quy định).

XÉT TUYÊN, THI TUYÊN MÔN NGỮ VĂN

Thí sinh chọn một trong 2 hình thức sau:

a.  Điểm xét tuyên môn Ngữ văn được lấy từ kết quả điểm tổng kết (trung bình cộng) lớp 10, 11, 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, do thi sinh chọn một trong hai kết quả. Đối với những thí sinh chi có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trong chương trình có học các môn văn hóa) sẽ xét theo phương thức lấy điểm trung bình chung môn Ngữ văn của các năm học trung cấp

b. Thí sinh thi môn Ngữ văn, thời gian 120 phút, hình thức tự luận, Đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

THI CHUYÊN NGÀNH:

6.1. Chuyên ngành Lý luận Âm nhạc:

- Ghi âm, Xướng âm.

- Viết Tiểu luận về Kiến thức âm nhạc tổng hợp, gồm: kiến thức về lý luận âm nhạc, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc, hòa âm...Thời gian làm bài 120 phút.

- Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

- Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.

6.2. Chuyên ngành Phê bình Âm nhạc:

- Ghi âm, Xưởng âm.

- Thi viết Tiểu luận phân tích, nhận xét về một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả, hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề của các tác giả tân nhạc Việt Nam. Thời gian làm bài 120 phút.

- Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

- Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.

6.3. Chuyên ngành Âm nhạc Dân tộc học:

- Ghi âm, Xưởng âm.

- Thi viết Tiểu luận giới thiệu, nhận xét về một loại hình (thể loại) âm nhạc cổ truyền Việt Nam (tùy chọn). Thời gian làm bài 120 phút.

- Phổi hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

- Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano hoặc một nhạc cụ dân tộc (tự chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.

6.4. Sáng tác Âm nhạc:

- Ghi âm, Xướng âm.

- Phát triển chủ đề âm nhạc cho trước thành tiểu phẩm 3 đoạn đơn cho 1 hoặc 2 nhạc khí, có phần đệm Piano, Thời gian làm bài 120 phút.

- Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

- Biểu diễn 2 tiểu phẩm trên đàn Piano (hoặc một nhạc cụ dân tộc tùy chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.

6.5. Thanh nhạc:

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

+ Dòng thính phòng: 1 Aria hoặc Arie; 1 Romance; 1 ca khúc Việt Nam.

+ Dòng nhạc nhẹ: 1 ca khúc Việt Nam; 1 ca khúc nước ngoài (Pop, R&B, Rock); 1 Romance.

+Dòng dân gian: 1 bài dân ca Việt Nam; 1 ca khúc mang âm hưởng dân gian; 1 ca khúc đương đại.

6.6. Piano:

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

+1 bài luyện kỹ thuật hoặc 1 tác phẩm chức điệu.

+1 chương Concerto hoặc Sonate.

+1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.

6.7. Chuyên ngành Guitar:

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

+1 bài luyện kỹ thuật.

+1 tác phẩm nước ngoài.

+1 tác phẩm Việt Nam.

6.8. Nhóm chuyên ngành nhạc cụ Giao hưởng:

* Đàn Dây (Violin, Viola, Violoncelle):

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

+1 bài luyện kỹ thuật.

+ 1 hoặc 2 chương Sonate cổ điển viết cho độc tấu có hoặc không có phần đệm hay 1 hoặc

2. chương tác phẩm hình thức lớn (Concerto).

+ 1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.

* Flute, Clarinet, Basson, Trumpet:

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau:

+ 1 bài luyện kỹ thuật.

+1 tiểu phẩm tự chọn.

+ 1 chương của bản Sonate hoặc 1 chương của bản Concerto.

6.9. Nhạc cụ truyền thống (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc):

- Xướng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

+ Chọn 1 bài trong 3 phong cách: Chèo, Huế, Cải lương.

+ 2 tác phẩm tự chọn.

6.10. Âm nhạc Di sản:

* Chuyên ngành Nhã nhạc (Các nhạc cụ: Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp):

- Xưởng âm

- Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau:

+ 3 bài Đại nhạc (đối với nhạc cụ Trống chiến, Kèn bóp).

+ 3 bài Tiểu nhạc (đối với nhạc cụ Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

* Chuyên ngành Đàn - Ca Huế (Các nhạc cụ: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế).

- Xướng âm

- Chọn 1 trong 2 nội dung để dự thi:

+ Nội dung : Dành cho chuyên ngành là nhạc cụ (Đàn Huế)

* Đàn 2 bài nhạc cổ Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

* Hát 1 bài Ca Huế.

+ Nội dung 2: Dành cho chuyên ngành là Ca (Ca Huế)

* Hát 2 bài Ca Huế.

* Đàn 1 bài nhạc cổ Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

* Chuyên ngành Đàn - Hát dân ca Việt Nam:

- Xưởng âm

- Hát 2 bài Dân ca Việt Nam.

- Đàn 1 đến 2 bài Dân ca Việt Nam trên nhạc cụ truyền thống.

II. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁP BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỨ HAI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO CHÍNH QUY:

- Ngành Sáng tác âm nhạc

- Ngành Thanh nhạc

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây: Guitar, Violin, Viola, Violoncelle, Flute, Clarinet, Basson, Trumpet.

- Ngành Piano

1. Đối tượng dự thi: Tốt nghiệp đại học các ngành âm nhạc, đại học Sư phạm âm nhạc.

2. Địa điểm nộp hồ sơ dự thi:

- Phòng Đào tạo, QLKH và HTQT - Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế,

* Thí sinh mua hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu quy định của Học viện Âm nhạc Huế.

3. Thời gian và địa điểm thi tuyển:

- Thời gian: Tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm, tùy theo số lượng hồ sơ đăng ký dự thị để ấn định ngày thi.

- Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

4. Phương thức tuyển sinh:

- Các ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc, Piano: thi môn chuyên ngành tương đương hệ chính quy 4 năm.

- Ngành Sáng tác âm nhạc: thi các môn Phát triển chủ đề, Hòa âm, Piano. Miễn thi môn Piano đối với thí sinh đã có bằng đại học ngành Piano, môn Hòa âm đối với thí sinh đã có bằng đại học ngành Âm nhạc học.

5. Điều kiện xét trúng tuyển: điểm ngưỡng các môn năng khiếu (chưa nhân hệ số) như sau:

+ Đối với các ngành Thanh nhạc, Piano, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây: môn chuyên ngành từ 7.0 điểm trở lên.

+ Đối với ngành Sáng tác âm nhạc: môn chuyên ngành từ 7.0 điểm trở lên; Các môn Hóa âm, Piano từ 5.0 điểm trở lên.

- Tổng điểm: gồm điểm thi các môn Năng khiếu cộng lại, trong đó môn chuyên ngành của các ngành hệ số 2, cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có).

- Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào Học viện với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

- Nguyên tắc xét tuyển chung: Học viện tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân bổ, đảm bảo chất lượng và công bằng, trong đó các môn năng khiếu các ngành phải đạt điểm ngưỡng trở lên.

 >>>XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ CÁC NĂM GẦN ĐÂY

Theo TTHN

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Thông tin tuyển sinh Học Viện Âm Nhạc Huế năm 2022

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH