08/07/2025 10:50 am
Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG I. THÔNG TIN TRƯỜNG - Tên trường: Học viện Biên phòng. - Mã trường: BPH. - Tên, mã ngành: Ngành Biên phòng (7860214), ngành Luật (7380101). - Địa chỉ: Số 1 Thanh Vị, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. - Email: Tuyensinhhvbp@gmail.com; quân sự: Tsqs.hvbp@mail.bqp. - Hotline: Cơ quan: 069.596.135; Di động: 0984.987.789. II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, ĐIỂM XÉT TUYỂN 1. Phương thức xét tuyển - Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Quốc phòng. - Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025. - Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. 2. Đăng ký phương thức xét tuyển Thí sinh được đăng ký tham gia xét tuyển tất cả các phương thức tuyển sinh. 3. Tổ hợp xét tuyển a) Ngành Biên phòng (gồm 05 tổ hợp) - Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh. - Tổ hợp C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. - Tổ hợp C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý. - Tổ hợp C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử. - Tổ hợp D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. b) Ngành Luật (gồm 04 tổ hợp) - Tổ hợp C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. - Tổ hợp C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý. - Tổ hợp C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử. - Tổ hợp D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. 4. Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng số: 250 chỉ tiêu. a) Ngành Biên phòng: 230 chỉ tiêu. - Phía Bắc: 108 chỉ tiêu. - Phía Nam: 122 chỉ tiêu (Quân khu 4: 09 chỉ tiêu; Quân khu 5: 46 chỉ tiêu; Quân khu 7: 32 chỉ tiêu; Quân khu 9: 35 chỉ tiêu). b) Ngành Luật: 20 chỉ tiêu. - Phía Bắc: 14 chỉ tiêu. - Phía Nam: 06 chỉ tiêu. >>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN BIÊN PHÒNG CÁC NĂM QUA 5. Đối tượng, vùng tuyển sinh a) Đối tượng - Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 4 năm 2025 (quân nhân nhập ngũ từ năm 2024 trở về trước); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 9 năm 2025. - Nam thanh niên ngoài Quân đội (Kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân) số lượng đăng ký xét tuyển không hạn chế. - Không tuyển thí sinh nữ. b) Vùng tuyển sinh - Ngành Biên phòng: Tuyển 47% chỉ tiêu thí sinh có nơi thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra), thí sinh có nơi thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế): 04 %, Quân khu 5: 20%, Quân khu 7: 14%, Quân khu 9: 15%. - Ngành Luật: Tuyển 70% chỉ tiêu thí sinh có nơi thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra); 30% chỉ tiêu thí sinh có nơi thường trú ở phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào). - Lưu ý: Thí sinh có nơi thường trú phía Nam được tính từ tỉnh Quảng Trị trở vào (thời gian thường trú phía Nam tính đến tháng 9/2025 phải đủ 03 năm liên tục trở lên; phải học năm lớp 12 và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam). II. ĐIỂM XÉT TUYỂN 1. Thành phần điểm xét tuyển Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và Thông tư tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, thí sinh được cộng điểm khuyến khích khi đạt thành tích cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thí sinh diện học sinh giỏi bậc THPT đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế. Tổng điểm xét tuyển gồm 4 thành phần: - Thành phần 1: Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi đánh giá năng lực. - Thành phần 2: Điểm khuyến khích. - Thành phần 3: Điểm bù chênh lệch do độ khó giữa các tổ hợp xét tuyển (Học viện Biên phòng sẽ quy định mức điểm bù chênh lệch sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT). - Thành phần 4: Điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. 2. Thang điểm xét tuyển - Sử dụng thang điểm 30 (tương ứng với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo thang điểm 10) để xét tuyển. - Thực hiện quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30 để xét tuyển. Phần II. TỔ CHỨC XÉT TUYỂN I. XÉT TUYỂN THẲNG, ƯU TIÊN XÉT TUYỂN 1. Đối tượng a) Đối tượng xét tuyển thẳng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, như sau: - Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT. - Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Môn đoạt giải, lĩnh vực đoạt giải phù hợp với một trong các tổ hợp xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh Học viện Biên phòng báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định. b) Đối tượng xét tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, như sau: - Đối tượng: + Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. + Thí sinh có nơi thường trú từ 03 năm trở lên, học 03 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. - Tiêu chuẩn: + Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn: Kết quả học tập 03 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực Khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 03 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt Khá trở lên. Điểm các bài thi hoặc môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10). + Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt Khá trở lên. + Thí sinh trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Học viện Biên phòng báo cáo Cục Nhà trường gửi những thí sinh này học bổ sung kiến thức tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. c) Đối tượng ưu tiên xét tuyển theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, gồm: - Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào các ngành theo nguyện vọng. - Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển. 2. Ngành tuyển, môn đoạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển - Ngành Biên phòng: Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Toán. - Ngành Luật: Văn, Sử, Địa, Toán. 3. Chỉ tiêu a) Đối tượng xét tuyển thẳng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 và đối tượng ưu tiên xét tuyển theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học Học viện Biên phòng tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trúng tuyển đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển đúng quy định, đủ tiêu chuẩn. b) Đối tượng xét tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học (xác định 07 chỉ tiêu). 4. Đăng ký xét tuyển Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển khi đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện Biên phòng. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển. a) Hồ sơ sơ tuyển Thực hiện theo khoản 1, Điều 18 Thông tư số 31 của Bộ Quốc phòng. Thí sinh đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện) nơi thí sinh đăng ký thường trú trước ngày 25/6/2025. Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban TSQS cấp tỉnh) gửi hồ sơ và danh sách về các trường trước ngày 30/6/2025. Trường hợp thí sinh đã làm hồ sơ sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vào Học viện Biên phòng; thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển; Ban TSQS cấp tỉnh gửi danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển về Học viện Biên phòng trước ngày 30/6/2025. Thí sinh không qua sơ tuyển, không có hồ sơ sơ tuyển vào Học viện Biên Phòng thì không được tham gia xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. b) Đăng ký tổ hợp xét tuyển khi sơ tuyển Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học phải đăng ký một tổ hợp xét tuyển trong số các tổ hợp xét tuyển của Học viện Biên phòng vào hồ sơ sơ tuyển ngay từ khi sơ tuyển, để làm căn cứ xét tuyển. c) Đăng ký xét tuyển thẳng Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 25/6/2025; Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện Biên phòng trước ngày 30/6/2025. - Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, gồm: + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng. + Có ít nhất một trong các bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác. + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh. - Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, gồm: + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng. + Bản sao hợp lệ học bạ 03 năm học THPT. + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh. + Xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú của Ban TSQS cấp huyện. + Thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước, nộp 01 bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT và giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm thí sinh dự thi. + Thí sinh tốt nghiệp năm 2025, khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, nộp 01 bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT về Học viện Biên phòng đăng ký xét tuyển thẳng trước ngày 25/7/2025. Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học; sau khi có thông báo trúng tuyển của Học viện Biên phòng, phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh) và phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển (nguyện vọng 1) trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT theo thời gian quy định. d) Đăng ký ưu tiên xét tuyển Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký, dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định; phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 25/6/2025; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định và gửi hồ sơ, danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện Biên phòng trước ngày 30/6/2025. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm: - Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển. - Có ít nhất một trong các bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác. 5. Tổ chức xét tuyển a) Trường hợp số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển cao hơn chỉ tiêu, thực hiện xét tuyển theo thứ tự: - Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng. - Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển. b) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu quy định, thực hiện xét tuyển theo thứ tự: - Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại khoản 1, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học. - Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học (tuyển theo thứ tự: Thí sinh đoạt giải quốc tế trước, tiếp theo là giải quốc gia). - Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học. c) Thí sinh đề nghị ưu tiên xét tuyển - Thí sinh có tổng điểm xét tuyển (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển và đối tượng dự tuyển) bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển của Học viện Biên phòng, được trúng tuyển như thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (Học viện Biên phòng sẽ chuyển số thí sinh này vào danh sách thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT). - Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực đáp ứng tiêu chí quy định về ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng của Học viện Biên phòng quy định trở lên, thì xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi, điểm khuyến khích và điểm ưu tiên theo tổ hợp các môn xét tuyển vào trường (theo đăng ký của thí sinh) từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu. d) Đối với xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học Điểm xét tuyển là tổng cộng điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cộng với điểm khuyến khích, điểm ưu tiên (nếu có). Xét tuyển theo phương thức lấy từ thí sinh có tổng số điểm cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định. 6. Tiêu chí phụ a) Đối tượng xét tuyển thẳng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học và đối tượng ưu tiên xét tuyển Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau: - Tiêu chí 1: Thí sinh đoạt giải cao hơn sẽ trúng tuyển. - Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 thì thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển. - Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển. Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. b) Đối với xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau: - Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 03 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển. - Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển. - Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển. Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. 7. Thời gian xét tuyển - Đối tượng tuyển thẳng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, Học viện Biên phòng tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2025. - Đối tượng ưu tiên xét tuyển và đối tượng tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, Học viện Biên phòng tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 19/7/2025. 8. Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ, thí sinh cho vào phong bì (ghi rõ họ tên) gửi kèm theo hồ sơ đăng ký xét tuyển. II. XÉT TUYỂN TỪ KẾT QUẢ CÁC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ KẾT QUẢ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 1. Đối tượng Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2025 tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển có đủ các điều kiện: - Đã tham gia sơ tuyển, được trường tiếp nhận hồ sơ thông báo đủ điều kiện sơ tuyển. - Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định (Học viện Biên phòng sẽ thông báo sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025). - Đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc trường thuộc nhóm điều chỉnh nguyện vọng. 2. Đăng ký xét tuyển a) Đối với thí sinh - Đăng ký xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (sử dụng tất cả các tổ hợp) và nộp hồ sơ quy đổi điểm ngoại ngữ, hồ sơ cộng điểm khuyến khích vào Học viện Biên phòng, gồm: + Phiếu đăng ký xét tuyển. + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kết quả thi Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. + Bản sao hợp lệ Chứng chỉ có liên quan được cộng điểm. + Bản sao hợp lệ Học bạ 03 năm học THPT. (Thí sinh nộp các minh chứng về Học viện Biên phòng trước ngày 30/6/2025). - Đăng ký xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (sử dụng tất cả các tổ hợp) theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Trường hợp thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển nhưng không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 tại Học viện Biên phòng, nếu chuyển nguyện vọng xét tuyển sang trường khác đúng quy định thì không phải chuyển các hồ sơ đã nộp vào Học viện Biên phòng; thí sinh vẫn được xét tất cả các phương thức đăng ký và được cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích theo quy định. b) Đối với Học viện Biên phòng - Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh đăng ký theo lịch công tác tuyển sinh năm 2025. - Tổ chức nhập dữ liệu kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, dữ liệu cộng điểm khuyến khích của thí sinh; thực hiện chuẩn hóa và chuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng (qua Cục Quân huấn-Nhà trường) để xây dựng kho dữ liệu dùng chung. - Khai thác kho dữ liệu dùng chung gồm dữ liệu sơ tuyển, dữ liệu kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, dữ liệu cộng điểm khuyến khích của thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 để tổ chức xét tuyển. 3. Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển - Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, ngành đào tạo, tổ hợp xét tuyển trong các trường nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh. - Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT năm 2025. 4. Quy đổi điểm ngoại ngữ từ kết quả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế a) Quy tắc chung - Thực hiện quy đổi với thí sinh có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5,5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên. - Không áp dụng đối với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thi tại nhà (home edition). - Trường hợp thí sinh vừa tham gia thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ vừa sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để quy đổi điểm xét tuyển, nếu phương án nào có điểm cao hơn sẽ được ưu tiên sử dụng phương án đó. - Các chứng chỉ ngoại ngữ còn giá trị sử dụng đến ngày 22/8/2025 (thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT). b) Thang điểm quy đổi như sau: - Môn tiếng Anh
. Quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển a) Sử dụng mã bài thi đánh giá năng lực Sử dụng bài thi của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả các mã bài thi của ĐHQG Hà Nội để xét tuyển. b) Công thức quy đổi Công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, sẽ được thông báo khi được Trưởng ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định. 6. Cộng điểm khuyến khích a) Đối tượng - Nhóm 01: Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính tới thời điểm xét tuyển (thí sinh được cộng điểm khuyến khích khi không sử dụng quyền xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hoặc thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển), gồm: + Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. + Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và giải Tư cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia. - Nhóm 02: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh (năm 2025) và có đủ các điều kiện sau: + Đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. + Tham gia kỳ thi học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải Nhất, Nhì, Ba một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển hoặc tổ hợp cả 03 môn xét tuyển. - Nhóm 03: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh (năm 2025) và có đủ các điều kiện sau: + Đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. + Có một trong các chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT), với mức điểm tốt thiểu như sau: Thí sinh đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS từ 5.5 điểm trở lên; chứng chỉ TOEFL từ 55 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển). Thí sinh đạt điểm SAT từ 1.068 (tính theo thang điểm 1.600 điểm); điểm ACT từ 18.0 điểm (tính theo thang điểm 36 điểm); chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển. Thí sinh thuộc nhiều diện cộng điểm khuyến khích chỉ được tính mức điểm khuyến khích cao nhất. b) Mức điểm cộng - Nhóm 1: Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, quốc tế
- Nhóm 02: Học sinh giỏi bậc THPT đoạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Nhóm 03: Học sinh giỏi bậc THPT có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT), các chứng chỉ còn giá trị sử dụng đến ngày 22/8/2025 (thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT).
7. Điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng Điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng được xác định theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Điểm ưu tiên (ĐƯT): Là tổng điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng, tùy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT điểm ưu tiên được xác định như sau: - Các thí sinh có kết quả thi cộng với điểm khuyến khích dưới 22.5 điểm: ĐƯT = Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng. - Các thí sinh có kết quả thi cộng với điểm khuyến khích đạt từ 22,5 điểm trở lên: ĐƯT = [(30 - Tổng điểm thi- Điểm khuyến khích)/7,5] x (Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng) Trong đó, “Tổng điểm thi” là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã quy đổi. 8. Tổng điểm xét tuyển a) Nguyên tắc chung - Thực hiện quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30. - So sánh điểm quy đổi bài thi đánh giá năng lực với điểm từ các tổ hợp theo kết quả trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả nào cao hơn sẽ đưa vào xét tuyển. - Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích + Điểm ưu tiên + Điểm bù độ chênh các tổ hợp (nếu có). b) Phương pháp tính tổng điểm xét tuyển - Tổng điểm đạt được: Là tổng điểm thi của thí sinh (theo kết quả của kỳ thi THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực) với điểm khuyến khích và điểm bù độ chênh các tổ hợp (nếu có), được xác định: Tổng điểm đạt được = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích + Điểm bù độ chênh các tổ hợp (nếu có). + Trường hợp Tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm, sẽ được quy về điểm tuyệt đối là 30 điểm. + Trường hợp Tổng điểm đạt được dưới 22,5 điểm, không phải quy đổi điểm ưu tiên. + Trường hợp Tổng điểm đạt được trên 22,5 điểm, thực hiện quy đổi điểm ưu tiên theo công thức quy đổi điểm ưu tiên nêu tại khoản 7 mục II phần II. - Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên. - Ví dụ: Thí sinh A có kết quả thi tốt nghiệp THPT được 25,25 điểm; đạt giải Nhì môn Toán cấp quốc gia; Khu vực 2NT; đối tượng ưu tiên 06. Khi đó: + Điểm khuyến khích được xác định: Giải nhì = 2,75 điểm; Ưu tiên khu vực 2NT: 0,5 điểm; Ưu tiên đối tượng 06: 1,0 điểm. + Tổng điểm đạt được = 25,25 + 2,75 = 28,00 điểm. + Điểm ưu tiên = [(30,0 – 28,0)/7,5] x (0,5 + 1,0) = 0,4 điểm. + Điểm xét tuyển = 28,0 + 0,4 = 28,4 điểm. 9. Tiêu chí phụ Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau: a) Tiêu chí 1: Ưu tiên các thí sinh đạt học sinh giỏi quốc tế, quốc gia; thí sinh đoạt giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức và thí sinh diện học sinh giỏi bậc THPT đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT (các thí sinh có điểm khuyến khích cao hơn sẽ trúng tuyển). b) Tiêu chí 2: Khi xét xong Tiêu chí 1, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 2 như sau: - Ưu tiên sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh có điểm quy đổi tương đương cao hơn sẽ trúng tuyển. - Nếu có nhiều thí sinh có kết quả đánh giá năng lực bằng nhau: + Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Hà Nội thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần: Toán học và xử lý số liệu, Ngôn ngữ và văn học và phần khoa học hoặc ngoại ngữ. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển. + Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần, phần Toán học, tiếng Việt, tiếng Anh và Tư duy khoa học. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển. + Trường hợp trong nhóm bằng điểm có đồng thời kết quả của 2 ĐHQG; các trường đề xuất phương án, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. c) Tiêu chí 3: Khi xét xong Tiêu chí 2, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 3 như sau: Khi thí sinh có cùng mức điểm thi THPT như nhau thì thực hiện xét lần lượt theo điểm thành phần của các môn trong tổ hợp xét tuyển theo thứ tự ưu tiên các môn: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, Vật lý. Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. HỌC VIỆN BIÊN PHÒNG 1. Công bố công khai thông tin về các phương thức xét tuyển trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website của trường và Cổng Thông tin Bộ Quốc phòng, Cổng Thông tin tuyển sinh Bộ GD&ĐT. 2. Đề xuất ngưỡng điểm xét tuyển; báo cáo Trưởng ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định (trước 17.00 ngày 19/7/2025). Tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh; xét duyệt hồ sơ dự tuyển và thông báo kết quả cho thí sinh. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh, các trường phối hợp với Sở GD&ĐT địa phương, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và khai thác dữ liệu trên Trang Nghiệp vụ của Bộ GD&ĐT để kiểm tra tính xác thực về hồ sơ dự tuyển của thí sinh trước khi đưa vào xét tuyển. 3. Tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất phương án điểm chuẩn, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng; khi có Quyết định của Ban TSQS Bộ Quốc phòng, hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học theo đúng quy định. II. THÍ SINH 1. Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường, tham gia sơ tuyển và thực hiện đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. 2. Căn cứ hướng dẫn xét tuyển đào tạo đại học tại Học viện Biên phòng năm 2025, nghiên cứu kỹ những điểm có liên quan tới quyền lợi của thí sinh; cung cấp đầy đủ những thủ tục, nội dung chuẩn bị hồ sơ sơ tuyển, xét tuyển và các minh chứng kèm theo (Phiếu đăng ký, các bản sao hợp lệ, bản sao học bạ, phong bì dán tem, lệ phí…). Liên hệ Ban TSQS cấp huyện để làm các thủ tục, xin xác nhận của cơ sở đào tạo THPT các loại phiếu đăng ký xét tuyển. 3. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về Học viện Biên phòng trước ngày 30/6/2025 (theo dấu bưu điện). 4. Thí sinh đăng ký và kê khai hồ sơ điện tử tại website: https://tuyensinhquandoi.com/, thời gian đăng ký chính thức trên hệ thống từ ngày 16/6 đến 30/6/2025. Dữ liệu trong thời gian đăng ký chính thức là dữ liệu dùng để xét tuyển. Sau khi đăng ký trên hệ thống của Bộ Quốc phòng, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT theo quy định. 5. Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào trường theo kế hoạch xét tuyển sớm, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển cao nhất (nguyện vọng 1) trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT để được xét tuyển theo quy định. 6. Tất cả thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung chậm nhất là 17.00 ngày 30/8/2025. III. CÔNG BỐ THÔNG TIN XÉT TUYỂN 1. Thông tin giải đáp thắc mắc: Trung tá Lê Đình Nam; Trợ lý phụ trách Tuyển sinh/Phòng Đào tạo/Học viện Biên phòng: + Địa chỉ: Số 1 Thanh Vị, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. + Email: Tuyensinhhvbp@gmail.com; quân sự: Tsqs.hvbp@mail.bqp. + Hotline: Cơ quan: 069.596.135; di động: 0984.987.789. 2. Bổ sung thông tin về xét tuyển vào Thông tin tuyển sinh; cập nhật và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử (website Học viện Biên phòng, Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Cổng Thông tin tuyển sinh Bộ GD&ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng./. Theo TTHN 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||