Virus Hantavirus lây truyền bằng con đường nào?

Vừa qua, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM ghi nhận một trường hợp bệnh nhân nam 55 tuổi nhập viện có biểu hiện giống bệnh sốt xuất huyết với giảm tiểu cầu, sốt cao, có kèm suy thận cấp. Kết quả xét nghiệm dương tính với Hantavirus. Khoảng một tháng trước khởi bệnh, trong khi nằm ngủ ông bị chuột cống cắn vào ngón chân. Sau hơn 10 ngày nằm viện điều trị hiện sức khỏe bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện với chẩn đoán là Nhiễm Hantavirus.

Xem thêm: Thông tin mới nhất về Virus Hanta

Virus Hantavirus lay truyèn bang con duong nao?

Chuột túa ra hẻm tìm thức ăn tại khu vực rạch Ụ Cây, Q.8 (TP.HCM). Ảnh: Tuổi trẻ Online

"...Tiếp xúc với chất bài tiết của động vật gặm nhấm… cũng có nguy cơ nhiễm Hantavirus !"

 Hantavirus lây truyền ra sao?

Hantaviruses là một nhóm nhiều loại virus thuộc họ Bunyaviridae, được đặt tên theo nơi lần đầu tiên phát hiện ra tại sông Hantaan Hàn Quốc vào năm 1978.

Hantavirus được mang và lây truyền bởi loài gặm nhấm.

Mỗi loại Hantavirus thích ứng với một loài gặm nhấm và phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như virus Hantaan có ký chủ là loài chuột đồng Apodemus agrarius hiện diện ở vùng Viễn đông, Bắc Á, Nga, Balkans; virus Seoul có ký chủ là loài chuột nhà Rattus norvegicus hiện diện ở khắp nơi trên thế giới…

Người bị nhiễm Hantavirus khi tiếp xúc với chất bài tiết của động vật gặm nhấm (mà chủ yếu là chuột) bị nhiễm bệnh (như nước tiểu, phân, nước bọt) do hít vào đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc mắt, mũi, miệng.

Một số trường hợp nhiễm bệnh trực tiếp do bị chuột mắc bệnh cắn. Khả năng lây truyền Hantavirus từ người bệnh sang người lành là cực kỳ hiếm.

Nguy cơ khi nhiễm Hantaviruses ?

Hantaviruses có thể gây Hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận (hemorrhagic fever with renal syndrome -HFRS), chủ yếu gặp ở các nước khu vực châu Á và trung Âu, vùng Scandinavia. Tại châu Mỹ, Hantaviruses gây Hội chứng Phổi do Hanta (Hantavirus Pulmonary Syndrome - HPS).

- Hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận(HFRS) thường xuất hiện trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi phơi nhiễm (đã ghi nhận trường hợp kéo dài đến 8 tuần). Triệu chứng bao gồm nhức đầu, đau lưng, đau bụng, sốt, lạnh run, nôn ói. Có thể có tình trạng mặt ửng đỏ, viêm đỏ kết mạc mắt, phát ban ngoài da. Sau đó bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp, sốc, thoát huyết tương (tương tự sốt xuất huyết dengue) đồng thời xuất hiện suy thận cấp. Nhìn chung mức độ nặng của bệnh thay đổi tùy theo loại virus, tỷ lệ tử vong khoảng từ 1 -15 % trường hợp. Bệnh tự hồi phục hoàn toàn sau vài tuần đến vài tháng.

- Hội chứng Phổi do Hanta(HPS)  trước đây chủ yếu gặp ở Hoa Kỳ. Gần đây ghi nhận một số trường hợp tại Argentina, Brazil, Canada, Chile, Paraguay, và Uruguay và do đó hội chứng này hiện diện ở mọi khu vực thuộc Tây Bán Cầu.

Thời gian ủ bệnh sau phơi nhiễm kéo dài khoảng từ 1 – 5 tuần. Triệu chứng sớm ban đầu bao gồm mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ vùng đùi, hông, lưng, vai. Các triệu chứng khác có thể có như nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Triệu chứng hô hấp xuất hiện khoảng 4 – 10 ngày sau đó với ho, khó thở. Tình trạng khó thở diễn tiến ngày càng tăng và có thể suy hô hấp rất nặng do hiện tượng thoát huyết tương mao mạch phổi gây phù phổi cấp. Bệnh nhân phải được điều trị hồi sức hô hấp tích cực với máy thở mới có hy vọng sống sót. Hội chứng này có tỷ lệ tử vong tại Hoa Kỳ khoảng 36% (Năm 2011 ghi nhận tổng cộng 24 trường hợp nhiễm Hanta và có 12 tử vong – tỷ lệ tử vong là 50%!).

Điều trị và phòng ngừa nhiễm Hantavirus

Cho đến nay nhiễm Hantavirus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ cân bằng thể tích tuần hoàn, cân bằng các chất điện giải, duy trì huyết áp, lọc thận đối với trường hợp suy thận nặng, thở máy hồi sức hô hấp đối với trường hợp tổn thương phổi…

Tương tự như các bệnh do virus khác, nếu bệnh nhân vượt qua được giai đoạn nguy kịch sẽ hồi phục dần dần và hồi phục hoàn toàn.

Hiện tại chưa có vaccin dự phòng đối với Hantavirus.

Ngăn ngừa chủ yếu là kiểm soát các loài gặm nhấm (diệt chuột..). Khi nuôi các loại thú nuôi thuộc họ gặm nhấm (chuột, bọ, sóc…) cần thận trọng khi chăm sóc, tránh để tiếp xúc với nước tiểu, phân vào các vùng da bị tổn thương, văng vào mắt, mũi, miệng. Tránh để bị cắn.

Cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị bạn có các triệu chứng bất thường sau khi đã tiếp xúc với các nguồn nguy cơ như đã nêu trên.

Xem thêm: Thông tin mới nhất về Virus Hanta

 

TS BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - TP.HCM

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Virus Hantavirus lây truyền bằng con đường nào?

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247