Xóm trọ sinh viên và cảnh báo những chiêu lừa đảo "tinh vi"

Khu nhà trọ rộn ràng vì một người mới đến rất hào phóng bày cỗ mời mọi người uống bia làm quen. Trước đó, anh ta đóng bàn thờ, đốt vàng mã, nên ai cũng nghĩ anh ta sẽ ở lại lâu dài đây. Nào ngờ...

Độc giả Phạm Văn Tôn kể lại: "Bạn tôi ở trong một xóm trọ sinh viên. Một hôm có một cậu dáng vẻ thư sinh mang đồ đến thuê phòng. Do lúc đó chủ nhà đi vắng, không vào xem phòng trống được, nên cậu này đã sang phòng bạn tôi ngồi chơi, nói chuyện. Anh chàng bảo là đã hỏi trước chủ nhà rồi, nay chỉ việc mang đồ đến thôi. Sau đó vì không có ai ở nhà nên người khách trọ mới xin gửi đồ ở phòng bạn tôi.

Xom tro sinh vien va canh bao nhung chieu lua dao \

Nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi nhắm đến người ở trọ. Ảnh: Phan Dương

Đến tối vẫn không thấy chủ nhà về, cậu ta đi ra ngoài nói là ăn cơm. Khi quay về anh chàng vẫn ngồi nói chuyện tỏ vẻ rất thân thiện, và nói muốn ra mắt làm quen với cả xóm nên mời mọi người đi hát karaoke.

Thế là cả xóm khóa cửa rủ nhau đi hết (vì được mời nên ai cũng hào hứng). Khi hát được một lúc thì cậu này mới nói là để quên điện thoại trong ba lô và mượn chìa khóa phòng bạn tôi về lấy rồi ra ngay.

Đợi mãi không thấy quay lại, mọi người tự góp tiền trả. Khi về đến nhà trọ thì ôi thôi, rương của bạn tôi bị bẻ khóa. 4 triệu đồng tiền học phí và chiếc laptop trị giá 10 triệu đã không cánh mà bay. Tất nhiên chiếc ba lô và cậu bạn kia cũng biến mất.

Điều đáng nói là có lẽ kịch bản này đã được lên rất kỹ lưỡng và xóm trọ đã bị kẻ trộm này theo dõi từ lâu. Thậm chí hắn theo dõi cả nhà chủ và biết hôm đó chủ nhà đi vắng nên mới đến.

Chỉ tội cậu bạn tôi, lại phải gọi về nhà để xin tiền bố mẹ và phải đi làm thêm vất vả mấy tháng để bù vào chỗ đã mất".

Sống tại phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, độc giả Ngô Văn Dũng còn đã chứng kiến một màn lừa đảo tinh vi hơn, được dàn dựng thật hoàn hảo tại khu trọ gần nhà:

"Hàng xóm của tôi có 5 phòng trọ cho thuê, 4 đã có người, còn lại 1 phòng trống. Thứ 7 tuần trước, có một thanh niên khoảng dưới 30 tuổi đến hỏi thuê phòng. Anh nói mình buôn bán điện thoại, còn vợ thì làm ngân hàng.

Chủ nhà dắt anh ta đi xem phòng. Sau khi xem xong anh đồng ý thuê luôn với giá cao, hợp đồng năm một.

Chủ nhà mừng lắm, nhưng khi hỏi tiền cọc và giấy tờ tuỳ thân, anh ta nói vợ đang cầm. Đến tối vợ đi làm về sẽ thanh toán trước luôn tiền nhà 6 tháng.

Chủ nhà lại càng mừng, đồng ý làm hợp đồng ngay. Người khách mới đến vào căn phòng đã thuê, quét dọn sạch sẽ, sau đó đem đến 2 vali to và bát đũa... Rồi anh ra chợ mua bàn thờ về đóng đàng hoàng, mua đồ cúng bái, đốt vàng mã bay lung tung…

Tầm 6-7 giờ tối, mọi người đi làm về, thấy có hàng xóm mới ai cũng hỏi thăm. Anh ta chuẩn bị cỗ bàn, mua bia mời hàng xóm gọi là có cái lễ ra mắt. Khoảng 8 giờ hơn, mọi người đang ăn uống vui vẻ, cười nói ầm ĩ thì thức ăn gần hết. Anh ta lăng xăng mượn ngay chiếc xe Air Blade của một bạn trong khu trọ để đi mua thêm đồ nhậu. Chủ xe (là sinh viên) còn dắt xe, hướng dẫn tận tình.

Khoảng 30 phút sau vẫn không thấy anh quay lại, gọi điện thì tắt máy, cả đám bắt đầu lo lắng. Hỏi chủ nhà thì chủ nhà cũng chẳng có thông tin gì ngoài cái hợp đồng ký nguệch ngoạc, thông tin lung tung. Kiểm tra 2 va li thì toàn là giẻ rách...

Đến lúc này thì cả đám mới ớ người ra và biết bị lừa".

Một trường hợp khác lại bị lừa khi đăng thông tin trên mạng, tìm người ở ghép để giảm chi phí thuê trọ. Bạn đọc N.T.V kể lại: "Thủ đoạn của chúng như sau: giả vờ đến xin được ở ghép với thái độ rất lịch sự. Khi đã được đồng ý thì chúng sẽ chuyển đến ở và lợi dụng lúc mọi ngừời trong phòng không có nhà (đi ăn cơm, đi công chuyện...) sẽ lấy cắp laptop, điện thoại, tiền bạc... rồi tẩu thoát.

Tôi từng mắc lừa như thế và đã rút ra được một số điểm để nhận dạng bọn lừa đảo này:

  • Nói năng lịch sự.
  • Giả vờ là sinh viên của một trường không tên tuổi, không ai biết nào đó.
  • Thường lảng tránh nhìn thẳng vào mặt người đối diện.
  • Khi đến ở đem rất ít đồ.
  • Thường quan tâm đến giờ giấc của những người trong phòng.

Mọi người khi thuê trọ nên chú ý vài điều sau:

  • Khi ở ghép với người không quen biết, bạn nên kiểm tra bảng số xe và xem thử có khớp với quê của người đó hay không.
  • Tốt nhất photo giấy chứng minh nhân dân và giữ lại.
  • Trong tuần đầu tiên nhớ mang theo vật dụng cá nhân đắt tiền khi đi ra ngoài.
  • Điều cuối cùng cần chú ý là nên hết sức cảnh giác với tất cả những người mới quen, chưa có thông tin, nhân thân rõ ràng.

 

Vũ Vy

Hãy cùng Tuyensinh247.com chia sẻ những câu chuyện lừa đảo mà bạn biết.

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Xóm trọ sinh viên và cảnh báo những chiêu lừa đảo "tinh vi"

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247