18/09/2015 11:20 am
1. Xin bằng được vào kí túc xá Nghe có vẻ hơi kì cục nhưng thực sự đối với các sinh viên thì đây là chiêu tiết kiệm tuyệt vời nhất. Ai cũng biết là việc tìm nhà trọ khổ sở ra sao, đôi khi lại còn gặp vấn đề với người cùng trọ nữa, giá cả thì đắt đỏ, tiền nhà mỗi tháng đều tăng. Sinh viên bằng mọi cách xin vào được kí túc xá hoặc là nhà người quen (dù ở không tự do lắm). Vào được ký túc xá coi như bạn giải quyết được đến 60% vấn đề tiết kiệm. 2. Nghiên cứu địa thế… quanh nhà trọ Nếu xem như bạn không may mắn, bạn phải ở nhà trọ thì sao? Thì sau khi bạn dọn đến đó, bạn phải xem thử có cái gì… xài “chùa” được không? Nhiều khả năng bạn sẽ tìm được một nguồn wifi chùa chẳng hạn. Tuy nhiên bạn cẩn thận đấy nhé, ngoại trừ những thứ lặt vặt như wifi chùa chạy chập chờn, thì lỡ dính phải các vấn đề khác như điện, hay mạng, tivi,... thì rất thể bạn sẽ được mời lên “làm việc với chính quyền” vì những phát kiến tiết kiệm bất hợp pháp của mình đấy. 3. Ở trường nhiều hơn ở nhà Đó là lí do vì sao vào các trường ĐH, ở sảnh lớn bạn rất dễ dàng gặp hàng loạt các "đồng chí" đang nằm như "cá hộp" vào buổi trưa. Hiếm khi thấy ở trường vắng tanh mặc dù là lễ, hàng loạt sinh viên dường như tần suất có mặt ở trường nhiều hơn ở nhà. Lý do rất đơn giản: Ở trường vừa rộng rãi, mát mẻ, vui vẻ, nhiều bạn bè lại có thể sạc laptop, sạc điện thoại “chùa” thoải mái vô tư, lại chẳng tốn xăng đi đi về về. Học xong lại tếch qua chỗ học thêm, tối mới về nhà, ăn miếng cơm, học bài rồi lại đi ngủ. Đó là lịch trình rất thường của các cao thủ tiết kiệm đấy. 4. Mì gói “đại chiến” – ăn chực “thần công” Bạn trót tiêu quá vào tiền ăn tháng này? Bạn vừa mới đóng học phí xong và cảm thấy mình chả còn đồng xu dính túi? Không sao, phải lanh trí. Nếu còn vài đồng, bạn biết rằng những ngày trước mắt mình sẽ chỉ có cảnh xì xoạp húp mì gói. Còn nếu bí quá rồi, mà chỉ còn vài ngày là lại được tiếp tế từ gia đình, thì có thể… ăn chực ở nhà bạn khác. Có thể ban đầu hơi ngại, nhưng không sao, sinh viên mà, lần sau nếu bạn bạn cần, bạn ấy hoàn toàn có thể qua nhà bạn… ăn chực lại. Luôn tương trợ lẫn nhau mà. Một trong những cách tiết kiệm của sinh viên thì mì tôm được đánh giá khá cao 5. Sáng tạo – sáng tạo không ngừng 6. Kinh nghiệm trong nội trợ: 7. Tiết kiệm điện - Điện là không thể thiếu, đặc biệt là với dân IT. 8. Tiết kiệm xăng - Tận dụng tối đa xe đạp, xe máy chỉ sử dụng cho những mục đích quan trọng và cần thiết ( hẹn hò, học thêm, ... ). - Khi chạy xe nên để ở số cao nhất (4)...khi chạy không nên kéo thả kéo tha ga...mặc dù giúp xe đạt vân tốc nhanh hơn nhưng hao xăng hơn. Kiếm những loại xe tiết kiệm xăng để xài như 67,81,88, dream.... Những dòng xe này ít hao xăng, tuy thua xe bây giờ nhưng cool chắc chắn 1 điều là nhanh hơn xe đạp. - Tình yêu trong thời giá cả leo thang của sinh viên cũng lắm nỗi bi hài. "Chuyển sang đi chơi bằng xe đạp cũng có nhiều cái lãng mạn, nhưng không ít hôm đi về muộn vì không đạp kịp giờ, lại bị chủ nhà mắng". Xác định rõ đây là "cuộc chiến" lâu dài vì giá cả lên thì nhanh mà không biết bao giờ mới xuống, nhiều sinh viên phải "chạy sô" làm thêm để trang trải cuộc sống. Các công việc như gia sư, bồi bàn, trông xe luôn kín lịch mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. 9. Đi xe của Bộ - Xe bus Đối với sinh viên thì phương tiện được dùng để đi lại nhiều nhất là xe bus, là sinh viên các bạn dán vé tháng sẽ tiết kiệm được khá nhiều so với đi xe máy. Ngoài ra, những ngày nắng nóng các bạn có thể tránh nóng bằng cách lên những xe bus mát lạnh có điều hòa nhé. Tuy nhiên mặt trái của xe bus thưởng xảy ra móc túi nên các bạn cần đề cao cảnh giác với những tên trộm cao tay nhé. Theo Thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |