12/10/2012 08:51 am
Phải chăng ngôn ngữ “chợ búa” len vào chuẩn mực? “Tôi phải thừa nhận là những năm gần đây cách ra đề văn của các trường phổ thông rất hay và sát với cuôc sống xã hội. Theo tôi đây cũng là một đề văn rất hay và tạo nhiều điều kiện cho người viết thể hiện cá tính của mình. Chỉ có điều, đúng như giáo viên đã nhận xét, nhân vật Cám của bài văn này kinh quá. Theo tôi nghĩ nó phản ánh rất nhiều cá tính của bạn học sinh này, vì lí do ngôn ngữ của bài văn rất giống, rất gần với ngôn ngữ đời thường mà nhiều cô cậu học trò hiện nay đang sử dụng và cho đó là một lối diễn đạt thông dụng. Thiết nghĩ, đề văn rất hay nhưng có lẽ cách học văn còn chưa hay chăng?Tại sao ngày càng nhiều bạn trẻ có cá tính một cách lệch chuẩn như thế? Tại ai? Tại nhà trường, tại gia đình hay tại xã hội? Hay là do bản thân các bạn trẻ không ý thức được mình đang nói gì, làm gì? Thật là buồn”, độc giả menbinh@g... viết.
“Không thể hiểu nỗi ngôn ngữ của học sinh bây giờ, cảm nhận văn mà viết đến đáng sợ…”- độc giả Ngọc Hà.
Phải coi đây là truyện Tấm Cám thế kỷ 21 vì bạn cho Cám ác quá, hơn cả truyện cổ rồi. - độc giả Đỗ Phụng Hiệp.
Cô giáo quy định cho trò không viết tắt, còn chính giáo viên lại viết tắt trong phần nhận xét. Về nội dung thì trò cũng làm đúng yêu cầu là nhập vai Cám để kể lại truyện. Có điều ngôn ngữ được trò sử dụng cộc cằn đáng sợ thật, nó toát nên phần nào sự thật có một số học trò hiện nay đang thể hiện văn phong như vậy trong cư xử tại cuộc sống hiện tại. Thật khiếp khi thấy mấy cô bé đại bàng lột quần áo bạn, nói tục chửi bậy, quay video đưa lên mạng - độc giả Vuthu Trang viết.
Lời phê của cô giáo cũng nhận được những ý kiến góp ý của các độc giả.
Những lời góp ý thẳng thắn tới… cô giáo Mặc dù phải thừa nhận những ngôn ngữ các em sử dụng hiện nay đã đi quá xa với những cái hay cái đẹp của “lễ học”, những từ ngữ xô bồ ngoài đời sống được các em bê nguyên vào cả những bài học chuẩn mực. Song, cũng bởi con mắt nhìn từ nhiều chiều, độc giả cũng đã góp ý thẳng thắn tới các thầy cô trong những comment dưới đây: Thực ra bạn này đã biết vận dụng rất tốt ngôn ngữ "đầu đường, xó chợ" để viết bài này, tuy nhiên lỗi chính tả nhiều quá. Theo tôi khi ra đề văn này chính thầy cô giáo mới là người đáng bị lên án, tại sao không cho học sinh nhập vai Tấm một người ngoan, hiền, tốt để cho các em học theo mà lại đi lấy nhân vật Cám. Em học sinh này bị điểm 3 oan quá!- độc giả btd bình luận. Đã là cái ác thì tôi nghĩ thể hiện như bài văn này cũng rất hợp với vai đó chứ sao lại phê là đáng sợ, có lẽ cô giá này muốn nhân vật cám phải hiền à, nếu như vậy thì đã không có chuyện tranh dành yếm rồi lừa nhau, tôi đánh giá bài này rất là cao với cách suy nghĩ hiện đại và lối dẫn rắt câu chuyện cũng rất hay, chỉ mỗi tội chữ viết văn mà viết tắt thì trừ điểm là không oan, đề nghị xem xét lại trình độ của giáo viên thì hơn. - độc giả Nguyễn Văn Phương. Bản thân cô giáo cũng viết chữ "không" thành "ko" thì làm sao trau chuốt cho học sinh. Giáo viên bây giờ cũng "chữ nghĩa cẩu thả" quá! - độc giả Thang Nguyen. Cá nhân mình cảm thấy thú vị khi đọc bài văn của em này.. Không biết e là ai nhưng chị nghĩ em chắc hẳn phải là người có cá tính mạnh, tư duy khác biệt để nhập thân vào góc nhìn phản diện của Cám như vậy. Không bàn đến câu chữ nhiều nhưng mình thấy nhân vật Cám trong truyện của em phác họa tính cách rõ nét và khá chính xác đấy chứ. Tự thấy nó không có gì sai so với yêu cầu đề bài đưa ra cả… và cũng chưa hiểu nếu cô giáo cho điểm vậy ko biết cái chuẩn chấm điểm bắt buộc như thế nào để được điểm cao? Lời phê cũng không phải là một sự góp ý chân thành cho cách viết của học sinh mà chỉ một câu cảm thán cá nhân... Không hiểu khi nào nhà trường mới để (và tôn trọng) cho học sinh tự do phát huy trí tưởng tượng và thể hiện sự sáng tạo của mình? - độc giả Chân Tú. Bài làm của học sinh
Đọc những câu văn này tôi cũng thấy cảm giác giống như cô giáo chấm bài đã phê. Nghe đanh đá và chợ búa quá! Nhưng thiết nghĩ nếu chủ nhân bài văn này lại là cô học trò ngoan hiền thì cũng nên chấm điểm vì sự tưởng tượng thật sinh động! - độc giả viethm - HUE. Tôi và nhiều người khác cùng làm lại có cảm nhận khác về bài viết của em học sinh này. Đọc bài viết tối cảm thấy em đã làm tốt trong việc nhập vai nhân vật Cám, và em cũng đã kể lại câu chuyện này một cách khéo léo theo phong cách hiện đại phù hợp với suy nghĩ của các em bây giờ. Nội dung và thông điệp mà câu chuyện này muốn nói em cũng đã truyền đạt khá tốt. Thử hỏi ai đọc xong câu chuyện này lại không thấy Cám là người xấu, mưu mô, còn Tấm là một cô gái tốt. Tôi nghĩ nên cho em điểm 8 trở lên.- độc giả Nguyễn Hùng. *** Và rồi, khi lắng lại sau những tranh cãi đúng sai buộc nhiều người nghĩ về cái tạo từ ý nghĩ thành hành động, một đứa trẻ sẽ làm sai nếu buộc nó phải nói sai nhiều lần. Đó cũng là điều đáng suy nghĩ, mà độc giả Tân Lê đã gửi tới chúng tôi: Đề bài qua hóc búa! Bỏ qua hình thức trình bày và lỗi chính tả tôi thấy rằng học sinh trên rất khá về khả năng tư duy. Nếu thực sự là nhân vật Cám thì các tình tiết trong câu chuyện khá hợp lý. Suy nghĩ và hành động thể hiện cho nhân vật phản diện rất đạt. Nói thật ! với đề văn như thế này thì khó cho học sinh quá. Kết quả chúng ta đã rõ nếu đọc bài văn kia. Tôi thực tình không hiểu gợi ý của các thầy cô như thế nào nhưng đã vô tình tạo cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu. Tôi mong rằng nhà trường và các thầy cô nên suy nghĩ thật kĩ trước khi ra đề bài để tránh cho học sinh suy nghĩ và viết nên những câu văn trên. Thân!
Lan Em (DT)
DÀNH CHO 2K10 - LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM 2025!
Tham khảo Khoá học lớp 9 - Lộ trình UP10 tại Tuyensinh247: - Đa dạng hình thức học: Học live tương tác, học qua bài giảng quay sẵn - Ôn thi vào 10 - Luyện đề vào 10 - Bộ 10.000+ câu hỏi, 500+ bài giảng, 300+ đề thi bám sát sườn cấu trúc đề thi từng tỉnh Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |