19/05/2015 16:23 pm
MÔN: HOÁ HỌC - ĐỀ CHUYÊN I. Yêu cầu chung 1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS, coi trọng việc đánh giá năng lực người học, có các câu hỏi dạng mở, vận dụng kiến thức bộ môn giải quyết các tình huống thực tiễn. 2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức: - Nhận biết: khoảng 20%; - Thông hiểu: khoảng 20%; - Vận dụng: khoảng 30%; - Vận dụng cao: khoảng 30%. II. Hình thức thi: tự luận. III. Thời gian làm bài: 150 phút IV. Nội dung kiến thức: A. CHUYÊN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT HÓA HỌC (2,0 điểm) 1. Cấu tạo nguyên tử. Bảng hệ thống tuần hoàn. Định luật tuần hoàn. 2. Nguyên tử. Phân tử. Chất. Công thức cấu tạo của chất. Mol. Tỷ khối. 3. Phản ứng và phương trình phản ứng. Phân loại các loại phản ứng hóa học. Nhận biết vai trò của các chất trong phản ứng. 4. Phân loại và phân biệt các chất vô cơ. 5. Dung dịch 6. Mô tả các thí nghiệm đơn giản. B. CHUYÊN ĐỀ 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (2,0 điểm) 1. Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối. 2. Các phản ứng hóa học minh họa tính chất của các chất. Mối quan hệ và sự chuyển hóa qua lại (nếu có) giữa các chất. Các điều kiện xảy ra phản ứng hóa học. 3. Điều chế, tách, tinh chế các chất. Giải thích hoặc mô phỏng các thí nghiệm điều chế, tinh chế. 4. Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại. 5. Các ứng dụng của các chất trong đời sống. C. CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON (2,0 điểm) 1. Thuyết cấu tạo hóa học. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của các chất. 2. Thiết lập công thức phân tử của các chất dựa vào phân tử khối, tỷ lệ mol nguyên tố, % theo khối lượng, phản ứng đốt cháy chất. 3. Cấu tạo và tính chất của: CH4, C2H4, C2H2, C6H6 (benzen) và các chất tương tự. Xác định công thức của các chất có cấu tạo và tính chất tương tự (trong đó, các chất mạch hở xét £ 5C; vòng benzen £ 8C). D. CHUYÊN ĐỀ 4: DẪN XUẤT HIĐROCACBON (2,0 điểm) 1. Cấu tạo và tính chất hóa học của: C2H5OH, CH3COOH, este, chất béo, dẫn xuất halogen và các chất tương tự. 2. Glucozơ, tinh bột và các phản ứng chuyển hóa. 3. Polime, aminoaxit, peptit, protein và các phản ứng chuyển hóa. 4. Phân tích gốc-chức và dự đoán phản ứng của các chất hữu cơ đã cho. E. CHUYÊN ĐỀ 5: TỔNG HỢP (2,0 điểm) 1. Dựa vào các ứng dụng hóa học, giải thích bằng kiến thức hóa học. 2. Dựa vào các hiện tượng hóa học, giải thích bằng các phương trình phản ứng hóa học. 3. Dựa vào các lý thuyết hóa học, đề xuất các phản ứng hóa học, phương pháp tối ưu. 4. Dựa vào các điều kiện thực tế, mô tả, giải thích các hướng phát triển của vấn đề đưa ra. 5. Kết hợp giữa lý thuyết hóa học và hiện tượng hóa học, giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hóa học. 6. Dựa vào các đặc điểm về tính chất và các thông số định lượng, lập luận để xác định cấu tạo chất, thành phần của hỗn hợp chất và thành phần của các giai đoạn trung gian (nếu có). Tuyensinh247 tổng hợp DÀNH CHO 2K10 - LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM 2025!
Tham khảo Khoá học lớp 9 - Lộ trình UP10 tại Tuyensinh247: - Đa dạng hình thức học: Học live tương tác, học qua bài giảng quay sẵn - Ôn thi vào 10 - Luyện đề vào 10 - Bộ 10.000+ câu hỏi, 500+ bài giảng, 300+ đề thi bám sát sườn cấu trúc đề thi từng tỉnh Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
>> Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán THPT chuyên Lê Hồng Phong 2015
>> Cấu trúc đề thi môn Văn vào lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong 2015