07/10/2014 16:48 pm
1. Tổng quan hai phương thức tuyển sinh Nhà trường tổ chức thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh như sau: - Phương thức 1 – xét tuyển chung: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì. - Phương thức 2 – xét tuyển riêng: Xét tuyển dựa vào tổng hợp nhiều tiêu chí trong đó gồm các tiêu chí về kết quả học tập THPT. 2. Xét tuyển chung - Xét tuyển chung dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia chỉ được áp dụng đối với thí sinh dự thi theo cụm do trường đại học chủ trì tổ chức. Các thí sinh còn lại chỉ được áp dụng phương thức xét tuyển riêng. - Quy định các môn xét tuyển một mặt giữ ổn định các khối như năm 2014 (các khối in đậm). Mặt khác, áp dụng khoản 1-a công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, trường xác định thêm các tổ hợp môn thi khác (các tổ hợp in nghiêng) để xét tuyển theo đúng nguyên tắc của công văn. Chi tiết trình bày trong Bảng sau:
- Việc xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Xét tuyển riêng Việc xét tuyển riêng dựa vào tổng hợp nhiều tiêu chí theo các nguyên tắc: - Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT hoặc (và) kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Tiêu chí xét tuyển có tính lựa chọn và tổng hợp từ kết quả học tập ở bậc THPT (phản ánh năng lực có quá trình) với kết quả kỳ thi THPT quốc gia (kỳ thi có độ tin cậy cao đối với xã hội). - Tiêu chí xét tuyển có tính kết hợp từ kết quả trung bình chung tất cả các môn học, tất cả các môn thi (phản ánh năng lực toàn diện) với từng môn học cụ thể (phản ánh năng lực cụ thể gắn với ngành). ĐH Thái Bình Dương xét tuyển theo 2 phương thức chung và riêng 3.1. Tiêu chí xét tuyển riêng - Xét tuyển dựa trên chỉ số - Cách tính hai chỉ số C1 và C2 được quy định tại mục 2.3.1.1. và 2.3.1.2 (học sinh phổ thông, khu vực 3). Nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều hơn chỉ tiêu thì điểm trúng tuyển được xác định dựa vào chỉ số C từ cao xuống cho đến hết chỉ tiêu. - Vùng tuyển sinh: Áp dụng cả nước. - Đối tượng tuyển sinh: Thí sính chỉ trúng tuyển chính thức khi đạt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc tương đương trở lên (riêng thí sinh tốt nghiệp trung cấp nghề thì phải hoàn thành chương trình học và thi đạt các môn văn hóa theo quy định). 3.1.1. Xác định Chỉ số C1 Điểm trung bình cộng cả năm học kỳ ở bậc THPT, trừ học kỳ 2 lớp 12. Chỉ số này phản ánh năng lực khái quát, toàn diện của thí sinh trong quá trình học tập và tốt nghiệp ở bậc THPT. Trong đó: + HK1L10 = Điểm trung bình các môn của học kỳ 1 lớp 10 + HK2L10 = Điểm trung bình các môn của học kỳ 2 lớp 10 + HK1L11 = Điểm trung bình các môn của học kỳ 1 lớp 11 + HK2L11 = Điểm trung bình các môn của học kỳ 2 lớp 11 + HK1L12 = Điểm trung bình các môn của học kỳ 1 lớp 12 Ghi chú: - Chỉ số C1 được xác lập chưa bao gồm điểm ưu tiên, được làm tròn lên đến một chữ số thập phân. - Nếu thời điểm xét tuyển thí sinh có kết quả học tập toàn bộ năm lớp 12 thì có thể sử dụng điểm trung bình cả năm lớp 12 làm chỉ số C1. - Nếu thời điểm xét tuyển thí sinh có kết quả tốt nghiệp THPT thì có thể sử dụng kết quả này để tính chỉ số C1. Đồng thời, nhằm phản ánh năng lực bám gần nhất với thời điểm tuyển sinh, đối với các thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học thì có thể sử dụng điểm trung bình toàn khóa của một trong các bậc đào tạo này làm chỉ số C1. 3.1.2. Xác định Chỉ số C2 Điểm trung bình của “Tổ-hợp-3-môn-điều-kiện” gắn với ngành đào tạo, tính từ trung bình cộng của cả 5 học kỳ THPT, trừ học kỳ 2 lớp 12. Chỉ số này phản ánh năng lực của thí sinh phải phù hợp với tính đặc thù của ngành đăng ký xét tuyển.
Trong đó: + M1 = Điểm trung bình 5 học kỳ của môn điều kiện thứ 1 + M2 = Điểm trung bình 5 học kỳ của môn điều kiện thứ 2 + M3 = Điểm trung bình 5 học kỳ của môn điều kiện thứ 3 * Ghi chú: - Quy định các môn điều kiện giống như các tổ hợp các môn xét tuyển gắn với ngành đào tạo quy định tại mục 2.2. - Chỉ số C2 được làm tròn lên đến một chữ số thập phân. - Nếu thời điểm xét tuyển thí sinh đã có kết quả học tập lớp 12 thì có thể sử dụng điểm trung bình cả năm 12 của các môn điều kiện tương ứng làm chỉ số C2. - Nếu thời điểm xét tuyển thí sinh đã có kết quả tốt nghiệp THPT thì có thể sử dụng kết quả này để tính chỉ số C2. 3.2. Ngưỡng tối thiểu trúng tuyển Ngưỡng tối thiểu để một thí sinh được xét tuyển và trúng tuyển là: Điểm trung bình của một trong ba môn điều kiện phải: - Lớn hơn hoặc bằng 6,0 (đối với bậc đại học), hoặc - Lớn hơn hoặc bằng 5,5 (đối với bậc cao đẳng). 3.3. Điểm ưu tiên Mức điểm ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực áp dụng theo quy định cập nhật hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Các ngành thực hiện phương thức xét tuyển Tổng chỉ tiêu năm 2015: 1000 Các ngành đào tạo đại học:
Các ngành đào tạo cao đẳng:
Ghi chú: - Ngoài những ngành đào tạo hiện tại trình bày trong bảng này, Trường đại học Thái Bình Dương đã chuẩn bị mọi điều kiện theo quy định và lập Hồ sơ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xin phép mở thêm những ngành học mới từ năm 2015 và các năm tiếp theo (Phụ lục 2). Trường sẽ tuyển sinh sau khi được Bộ có Quyết định cho phép mở ngành. - Việc xác định tổ hợp các môn xét tuyển cho các ngành mới mở (theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) sẽ tuân thủ đúng quy định của Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD và các nguyên tắc đã quy định trong Đề án này. 5. Tổ chức phỏng vấn bổ sung - Phỏng vấn bổ sung chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết, như: + Nhiều thí sinh có cùng chỉ số C ngay tại mức điểm chuẩn dẫn đến vượt chỉ tiêu; hay + Có sự nghi ngờ về tính xác thực của điểm số trên học bạ; hay + Có sự nghi ngờ về tính chân chính trong động cơ học tập… - Hình thức phỏng vấn: trực tiếp trước hội đồng. - Nội dung: xác định năng lực, động cơ học tập… 6. Thi xét học bổng (viết luận 500 từ): Toàn bộ 100% tân sinh viên nhập học bậc đại học của trường đều được cấp học bổng bảo trợ học phí. Quỹ học bổng này do hội đồng doanh nghiệp liên kết của Trường bảo trợ. Mức học bổng bằng 50% đến 100% mức học phí, tùy kết quả tuyển sinh và kết quả kỳ thi xét học bổng. Kỳ thi xét học bổng được tổ chức theo hình thức tự luận: nội dung viết luận 500 từ về các chủ đề xã hội đương đại và lĩnh vực ngành nghề mà thí sinh lựa chọn. Các địa điểm tổ chức kỳ thi xét học bổng gồm: - Đối tượng đã trúng tuyển thì tham gia thi viết luận xét học bổng tại Trường ĐH Thái Bình Dương sau khi nhập học. - Đối tượng đang tham gia dự tuyển thì thực hiện trước bài thi xét học bổng tại trường THPT phối hợp tổ chức. 7. QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÉT TUYỂN 7.1. Hồ sơ xét tuyển a) Một túi hồ sơ theo mẫu chung của Bộ GD-ĐT (nếu có quy định); b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có). c) Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. d) Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường). e) Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. g) Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường tại phụ lục 4 (download tại địa chỉ ts.pou.edu.vn hoặc liên hệ cán bộ tuyển sinh trường THPT); h) Bản sao học bạ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12. Ghi chú: - Chi phí thực hiện hồ sơ do thí sinh tự túc. Thí sinh có thể mua túi hồ sơ và các biểu mẫu tại trường THPT, Trường ĐH hoặc các địa điểm khác theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. - Giấy tờ bản sao có thể thực hiện chứng thực hoặc nộp bản photo có kèm bản chính để trường đối chiếu kiểm tra. 7.2. Thời gian, phương thức nhận hồ sơ Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả học tập THPT vào Trường Đại học Thái Bình Dương được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian để thí sinh nộp hồ sơ bổ sung phục vụ xét tuyển: - Nhận hồ sơ bổ sung và xét tuyển đợt 1: + Thí sinh nộp hồ sơ bổ sung đăng ký xét tuyển: từ ngày 18/4 đến hết ngày 30/5/2015. + Xét tuyển và công bố kết quả dự kiến trúng tuyển: từ ngày 31/5 đến 02/6/2015. + Thí sinh dự kiến trúng tuyển nộp bổ sung chứng nhận tốt nghiệp PTTH tạm thời và làm thủ tục nhập học: từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/8/2015. - Nhận hồ sơ bổ sung và xét tuyển đợt 2: + Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: từ ngày 16/7 đến hết ngày 30/8/2015. + Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 01/9 đến hết ngày 05/9/2015. + Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học: từ ngày 6/9 đến hết ngày 15/9/2015. - Nhận hồ sơ bổ sung và xét tuyển đợt 3: + Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: từ ngày 16/9 đến hết ngày 30/9/2015. + Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ 01/10 đến hết ngày 05/10/2015. + Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học: từ 6/10 đến hết ngày 15/10/2015. - Nhận hồ sơ bổ sung và xét tuyển đợt 4: + Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: từ ngày 16/10 đến hết ngày 25/10/2015. + Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/10 đến hết ngày 30/10/2015. + Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học: từ ngày 01/11 đến hết ngày 10/11/2015. Phương thức nhận hồ sơ xét tuyển vào Trường Đại học Thái Bình Dương Thí sinh nộp hồ sơ tại các địa điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: - Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Thái Bình Dương, - Hoặc thí sinh nộp hồ sơ theo đường bưu điện đến Trường ĐH Thái Bình Dương. - Hoặc thí sinh nộp hồ sơ tại các đơn vị được ủy quyền nhận hồ sơ không trái với Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.3. Chính sách ưu tiên Trường Đại học Thái Bình Dương thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng đươc quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cập nhật nhất. Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây Nguyên: a) Học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Quyết định số 293/QĐ-TTg). b) Là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ. Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định. 7.4. Lệ phí tuyển sinh: Lệ phí tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có quy định). Nguồn ĐH Thái Bình Dương DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
>> Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Đỗ đại học nhưng vẫn trượt tốt nghiệp
>> Phương án tuyển sinh các trường đại học cao đẳng năm 2015