Đề cương ôn tập công chức thuế - P6

Tuyensinh247 tóm tắt các nội dung chính thi vào công chức thuế - phần 6

Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền kinh tế thị trường.

* Với công cụ thanh tra tài chính, Nhà nước thực hiện một số nội dung công việc sau:

-         Một là, ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được Nhà nước coi là chế độ thường xuyên đối vớI các dân sự sử dụng NSNN. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả NSNN.

-         Hai là, quy định về nội dung, phương pháp, trình tự về thanh tra tài chính.

-         Ba là, quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính.

-         Bốn là, quy định về tiêu chuẩn, trình độ, cũng như trách nhiệm quyền hạn đối với cán bộ thanh tra.

* Với công cụ kiểm toán, NN thực hiện một số nội dung công việc:

-         Một là, ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan kiểm toán.

-         Hai là, hoàn thiện hệ thống kiểm toán NN để thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với NSNN mà Chính phủ quy định.

-         Ba là, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập. Tổ chức kiểm tra cấp giấy phép chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập.

-         Bốn là, ban hành quy định về nội dung, trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy trình và phương pháp xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán.

-         Năm là, thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với mọI hoạt động kiểm toán.

* Với công cụ kế toán, NN thực hiện một số nội dung công việc:

-         Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp với điều kiện đổi mới của nền kinh tế đất nước.

-         Hai là, ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo, hoá đơn chứng từ… cho các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp.

-         Ba là, quy định về chế độ, tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng, công nhận đối với kế toán trưởng đơn vị.

-         Bốn là, XD hệ thống thông tin về kế toán, kiểm toán… trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán.

-         Năm là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đối với công tác kế toán nhằm chấn chỉnh công tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán.

-         Sáu là, thực hiện tin học hoá công tac kế toán.

/ Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ

a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính tiền tệ là quá trình tác động của NN vào các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống xã hội theo hướng phục vụ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nói chung và kinh tế xã hội nói riêng mà NN đặt ra trong từng thời kỳ. Quản lý NN về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài chính, tiền tệ như là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế, các hoạt động kinh tế thực hiện, phát triển theo ý đồ của Nhà nước

Trên bình diện tổng thể, tài chính phải bảo đảm đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị trường là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế phát huy được hiệu quả cao và bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo đường lối của Đảng và Nhà nước

b) Thực hiện đường lối đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ bản chất của Nhà nước ta (nhà nước của dân, do dân và vì dân), mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của quản lý NN về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

-         Một là: xây dựng, hình thành một  hệ thống cơ chế mới, quản lý vĩ mô nền kinh tế, kích thích, thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

-         Hai là: Hình thành và bảo đảm các cân đối chủ yếu, tỷ lệ phát triển nền kinh tế, phân phối hợp lý quan hệ tích luỹ, tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự phát triển trong từng giai đoạn và sự phát triển lâu dài.

-         Ba là: Thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

-         Bốn là: Định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác và nhân dân bằng chính sách tài chính cởi mở, khuyến khích, công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi

-         Năm là: Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, kỹ thuật lao động, thị trường cho phát triển kinh tế- xã hội.

-         Sáu là: Mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài, hoà nhập kinh tế với khu vực và thế giới, vì mục đích lợi ích cho đất nước

-         Bảy là: Khai thác, nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu của ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ các nguồn chi ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các chức năng khác của nhà nước.

-         Tám là: Bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước

-         Chín là: Bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế

-         Mười là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chính sách tài chính- tiền tệ nhất quán, giữ vững trật tự kỷ cương về kinh tế, tài chính, xã hội

c) Với mục tiêu nhiệm vụ trên, quản lý NN về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Nhà nước quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công phân cấp hợp lý cho các ngành các địa phương. NN quy định thống nhất về chế độ tài chính và lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng; thống nhất về công tác kế hoạch hoá ngân sách nhà nước. Việc phân công phân cấp cho các ngành, các địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách thống nhất của Nhà nước. Phát huy triệt kể vai trò tự chủ về tài chính của cơ sở. Chính sách tài chính thống nhất lấy phục vụ sản xuất làm cơ sở.

- Nhà nước quản lý và điều hành ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ. Đề cao trách nhiệm của các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia.

- Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực, không in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước không được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế. Bội thu (nếu có) được đầu tư để phát triển.

- Tài chính nhà nước giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính

- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp. Xoá bỏ mọi sự bù lỗ từ ngân sách nhà nước.

Với những điều kiện trên, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nhằm bảo đảm cân đối ngân sách vững chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát, tạo điều kiện tài chính bền vững cho quá trình hội nhập vào khu vực.

Viết bình luận: Đề cương ôn tập công chức thuế - P6

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247