Đề thi thử đại học môn Sinh khối B lần cuối năm 2014 - THPT chuyên ĐH Vinh

Cập nhật đề thi thử đại học môn Sinh khối B năm 2014 lần cuối THPT chuyên ĐH Vinh năm 2014 các em theo dõi chi tiết dưới đây.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH KHỐI B LẦN CUỐI NĂM 2014 - THPT CHUYÊN ĐH VINH

Câu 1: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi một ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleôtit về môi trường nội bào.

B. Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5' - 3' ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.

C. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5' của tARN.

D. Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất?

A. ADN hình thành trước sau đó làm khuôn tổng hợp nên ARN.

B. Các hợp chất hữu cơ đơn giản được tổng hợp từ các chất vô cơ như: CH4, H2O, O2, NH3 nhờ sự xúc tác của các nguồn năng lượng tự nhiên.

C. Các đại phân tử hữu cơ được tổng hợp từ các chất hữu cơ đơn giản dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong môi trường khí quyển.

D. Chọn lọc tự nhiên đã chọn ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau tạo nên cơ chế nhân đôi và dịch mã.

Câu 3: Một nhà làm vườn mới mua được một cặp thỏ gồm một thỏ đực lông trắng và một thỏ cái lông đen. Ông cho chúng giao phối với nhau, lứa thứ nhất ông thu được 4 con thỏ đều lông đen. Ông đã khẳng định rằng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng và cặp thỏ mà ông mới mua là thuần chủng. Kết luận của nhà làm vườn chưa chính xác, giải thích nào sau đây chưa hợp lí?

A. Khi thụ tinh có thể còn nhiều tổ hợp di truyền khác chưa xuất hiện.

B. Phải cho giao phối liên tục qua nhiều lứa và dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen, rồi lập bảng thống kê kết quả của các phép lai, từ đó mới rút ra kết luận về sự di truyền của tính trạng.

C. Các quy luật di truyền đều được rút ra từ rất nhiều thí nghiệm và trên số lượng lớn cá thể.

D. Theo quy luật di truyền của Menđen, F1 đồng tính thì P thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.

Câu 4: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế  bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử n + 1 chiếm tỉ lệ là: A. 9%.      B. 13%.  C. 2%.    D. 15%.

Câu 5: Ở cà chua, alen A : cao; alen a : thấp. Cho cây thân cao thụ phấn với cây thân cao, F1 thu được toàn cây thân cao. Khi cho các cây F1 lai với nhau, ở F2 x.hiện cả cây thân cao và cây thân thấp. Tỉ lệ cà chua thân cao TC có thể có ở đời Flà:A. 1/16.  B. 9/16. C. 1/4. D. 6/16.

Câu 6: " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng

A. diễn thế phân hủy.                      B. diễn thế thứ sinh.                  C. diễn thế nguyên sinh.           D. diễn thế dị dưỡng.

Câu 7: Chiều cao của một loài cây được quy định bởi 4 gen không alen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó cây cao nhất có chiều cao là 320cm và mỗi alen trội làm chiều cao giảm đi 15cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có chiều cao 290cm ở F là: A. 6/64.   B. 7/64.  C. 1/64.  D. 5/64.

Câu 8: Ở một loài lưỡng bội, trên nhiễm sắc thể thường có alen trội A tương ứng với alen lặn a; alen trội B tương ứng với alen lặn b. Có thể tạo ra nhiều nhất số kiểu gen về hai cặp gen trên là: A. 19 kiểu gen.        B. 17 kiểu gen.     C. 9 kiểu gen.        D. 10 kiểu gen.

Câu 9: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A. hỗ trợ hoặc đối kháng.    B. hỗ trợ hoặc hội sinh.  C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.   D. hỗ trợ hoặc hợp tác.

Câu 10: Ở một loài động vật, xét locut I mang gen A có 4 alen, locut II mang gen B có 3 alen, locut III mang gen C có 6 alen. Ba gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen A và C cùng nằm trong một nhóm gen liên kết. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa số kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen trên là: A. 270.           B. 1728. C. 540.   D. 828.

Câu 11: Ở một loài thực vật, gen A : cao; gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn; gen b quy định quả dài; gen D quy định hoa đỏ; gen d quy định hoa vàng. Cho một cá thể F1 dị hợp 3 cặp gen lai phân tích thu được Fa gồm  278 cây thân cao, quả tròn, hoa đỏ : 282 cây thân thấp, quả dài, hoa vàng : 165 cây thân cao, quả dài, hoa đỏ : 155 cây thân thấp, quả tròn, hoa vàng : 62 cây thân cao, quả dài, hoa vàng : 58 cây thân thấp, quả tròn, hoa đỏ. Trình tự phân bố gen trên NST là: A. ADB.              B. DAB.   C. ABD.               D. DBA.

Câu 12: Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Ý nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa

A. Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.    B. Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.

C. Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.        D. Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.

Câu 13: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.

B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ mỗi dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.

C. Trong tự nhiên sự cách li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.

D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.

Câu 14: Trước mùa SS, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của các loài trên là: A. tỉ lệ tử vong.   B. nhiệt độ.C. dinh dưỡng. D. ánh sáng.

Câu 15: Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là: A. ánh sáng.  B. độ mặn.  C. nhiệt độ.     D. hàm lượng ôxi trong nước.

Câu 16: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức: A. hợp tác.   B. vật ăn thịt .      C. di cư .D. cạnh tranh.

Câu 17: Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là

A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.   B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị.

C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).

D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.

Câu 18: Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2, lấy 4 cây F2 xác suất để có 3 cây hoa đỏ là: A. 0,177.     B. 0,311.                C. 0,036.                D. 0,077.

Câu 19: Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ

 De thi thu dai hoc mon Sinh khoi B lan cuoi nam 2014 - THPT chuyen DH Vinh

Biết bố người đàn ông ở thế hệ thứ ba không mang alen gây bệnh, không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III2 – 3 sinh người con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất để người con đầu lòng không mang các alen bệnh là

 

A. 42,8%.                                           B. 41,7%.                                    C. 71,4%.                                    D. 50,4%.

Câu 20: Ở người, gen quy định nhóm máu có 3 alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu O, 21% người có nhóm máu B. Xét một gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B, em trai mang nhóm máu O, bố mẹ đều có nhóm máu B. Người đàn ông trên kết hôn với người vợ có nhóm máu B. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị hợp là :

A. 16,3%.  B. 42,9%.              C. 47,4%.              D. 39,3%.

Câu 21: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng?

A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan t.đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng một hướng.

B. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.

C. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.

D. Khi so sánh cấu tạo h.thái giữa các loài SV ta thấy chúng có những đặc điểm t.tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

Câu 22: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét gen thứ nhất có hai alen A và a với tần số tương ứng là 0,7 và 0,3; gen thứ hai có hai alen B và b với tần số 0,8 và 0,2. Hai gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai TT trội trong QT là: A. 81,25%.               B. 73,92%.            C. 87,36%.            D. 31,36%.

Câu 23: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.

(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.

(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.

(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.

(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

Đáp án đúng là : A. (2), (4), (5).        B. (1), (3), (6).       C. (2), (3), (5).       D. (2), (3), (6).

Câu 24: Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài, đốt thân dài giao phối với ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn được F1 đồng loạt là ruồi giấm thân xám, cánh dài, đốt thân dài. Cho ruồi đực F1 lai phân tích, thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình 1 thân xám, cánh dài, đốt thân dài : 1 thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn. Khi cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm 5600 cá thể với 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 1148 ruồi thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn. Số lượng cá thể mỗi loại kiểu hình ở F2 là

A. 3948 con thân xám, cánh dài, đốt thân dài : 1148 con thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 252 con thân xám, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 252 con thân đen, cánh dài, đốt thân dài.                          

B. 3948 con thân xám, cánh dài, đốt thân dài : 1148 con thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 250 con thân xám, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 254 con thân đen, cánh dài, đốt thân dài.

C. 3946 con thân xám, cánh dài, đốt thân dài : 1148 con thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 254 con thân xám, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 254 con thân đen, cánh dài, đốt thân dài.                          

D. 3944 con thân xám, cánh dài, đốt thân dài : 1148 con thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 256 con thân xám, cánh ngắn, đốt thân ngắn : 252 con thân đen, cánh dài, đốt thân dài.

Câu 25: Ở một loài thực vật (2n = 12), người ta phát hiện có 6 dạng đột biến thể ba tương ứng với 6 cặp nhiễm sắc thể. Khi xét một dạng thể ba của loài giảm phân hình thành giao tử thấy quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể. Số loại giao tử không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể là  A. 16.        B. 31.     C. 32.     D. 1.

Câu 26:Xét hai loài SV: loài thứ nhất có KG  AB

                                                              ab               

, loài thứ hai có KG. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của hai loài?

A. Khi phát sinh giao tử đều tạo ra tối đa 4 loại giao tử, thành phần gen như nhau với tỉ lệ bằng nhau.

B. Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp qua con đường sinh sản hữu tính.

C. Là cơ thể lưỡng bội, tính di truyền không ổn định.    D. Chứa hai cặp gen dị hợp, thành phần gen như nhau.

Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Khi cho cơ thể có kiểu gen AB Dd

                       ab

tự thụ phấn, kiểu hình ở đời con có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 50%.                                              B. 37,5%.                                    C. 13,5%.                                    D. 30%.

Câu 28: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) P: Dd × Dd.     (2) P: Dd  × DD.       (3) P: DD  × dd. 

(4) P: Dd × Dd.     (5) P : Dd × Dd.       (6) P: Dd × Dd.

Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1? A. 1.       B. 2.        C. 3.        D. 4.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.   B. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.

C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống.

D. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi.

Câu 30: Ở một loài thực vật, kiểu gen A-B- quy định hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb quy định hoa trắng. Khi xử lí các hạt có kiểu gen AaBb bằng cônsixin người ta thấy thoi phân bào mang cặp gen Aa bị tác động, các thoi phân bào còn lại vẫn hình thành bình thường. Sau đó đem gieo hạt này thu được cây ở thế hệ P. Cho cây ở thế hệ P lai với cây có kiểu gen AaBb, nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cây F1 phát sinh các giao tử với tỉ lệ là 4 : 4 : 2 : 2 : 1 : 1.    B. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở Flà 10 : 10 : 5 : 5 : 5 : 5 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 25 đỏ : 11 trắng.     D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 33 đỏ : 14 trắng.

Câu 31: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ

A. quá trình quang hợp của rong và tảo biển.    B. nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống.

C. quá trình hóa tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng.    D. quá trình quang hợp của thực vật biển.

Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, khi nói đến gen trong nhân và gen trong tế bào chất nhận xét nào sau đây đúng?

A. Mỗi gen đều có 2 chuỗi pôlinuclêôtit.   B. Gen trong tế bào chất tồn tại ở trạng thái đơn gen nên mỗi gen có một alen.

C. Hoạt động di truyền của gen trong tế bào chất diễn ra song song với gen trong nhân tế bào.

D. Trong một tế bào có nhiều nhiễm sắc thể nên một gen trong nhân có nhiều alen.

Câu 33: Ở một loài thực vật xét các phép lai:

- Phép lai thứ nhất cho cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn với cây hoa trắng thu được F1 có tỉ lệ 43 cây hoa trắng : 14 cây hoa vàng.

- Phép lai thứ hai cho cây hoa trắng lai với cây hoa vàng thu được F1 có tỉ lệ 39 cây hoa trắng : 40 cây hoa vàng.

Kiểu gen có thể có của phép lai thứ hai là

A. P: AaBb × aaBb hoặc P: AaBB × aaBB hoặc P: AaBb × AaBb.    B. P: AaBB × aaBB hoặc P: AaBB × aaBb hoặc P: AaBb × aaBB.

C. P: AaBb × aaBb hoặc P: AaBb × aaBB hoặc P: AaBb × aabb.     D. P: AaBB × aaBb hoặc P: AaBB × Aabb hoặc P: AaBB × aaBB.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ?

A. Enzim nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.

B. Enzim ADN pôlimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn.

C. Enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn.

D. Trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.

Câu 35: Đột biến gen

A. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.

B. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô của cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.

Câu 36: Cho các hệ sinh thái:     (1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.          (2) Một cánh rừng ngập mặn.

(3) Một bể cá cảnh.             (4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.    (5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.                 

(6) Đồng ruộng.     (7) Thành phố.

Những hệ sinh thái nhân tạo gồm: A. (1), (3), (6), (7).      B. (2), (5), (6), (7).            C. (3), (5), (6), (7).                D. (4), (5), (6), (7).

Câu 37: Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?

A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.

B. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp  thay đổi so với gen bình thường.

C. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.

D. 5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến.

Câu 38: Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.

B. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong QT xuất hiện các ĐB liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.

C. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.

D. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.

Câu 39: Phương pháp chủ yếu để tạo ra giống cây trồng mới là: A. nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.

B. lai hữu tính kết hợp với ĐB thực nghiệm. C. tạo giống bằng chọn dòng TB xôma có biến dị.            D. lai giữa các loài cây trồng với cây hoang dại.

Câu 40: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống qua các đại địa chất?

A. Lưỡng cư, côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh.   B. Kỉ Triat ở đại Trung sinh là thời điểm phát sinh chim, thú.

C. Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh.    D. Thực vật có mạch chuyển lên cạn ở kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.

Câu 41: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao, alen a quy định cây thấp; alen B quy định quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 gồm 213 cây thân cao, quả dài; 210 cây thân thấp, quả tròn; 599 cây thân cao, quả tròn; 65 cây thân thấp, quả dài. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, quả dài ở F1 cho tự thụ phấn thì xác suất đời sau thu được một cây con có kiểu hình giống mẹ là: A. 1/6.      B. 5/6.    C. 2/3.    D. 1/3.

Câu 42: Phương pháp nào sau đây chứng minh động vật bậc cao vẫn có khả năng sinh sản vô tính?    A. Dung hợp tế bào trần.          

B. Nhân bản vô tính ở động vật.   C. Lai hữu tính.      D. Công nghệ gen.

Câu 43: Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, kích thước của lông do một cặp gen chi phối, không có hiện tượng trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng. Cho thỏ F1 lai với thỏ khác  thu được thế hệ lai gồm: 62,5% thỏ lông trắng dài; 18,75% thỏ lông trắng, ngắn; 12,5% thỏ lông xám, dài; 6,25 thỏ lông xám, ngắn. Nếu F1 nói trên là kết quả của phép lai một cặp thuần chủng về tất cả các cặp gen thì kiểu gen của P có thể là

De thi thu dai hoc mon Sinh khoi B lan cuoi nam 2014 - THPT chuyen DH Vinh

Câu 44: Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra

A. thực vật → chim ăn sâu → sâu hại thực vật → sinh vật phân giải.   

B. thực vật → thỏ → hổ → sinh vật phân giải.

C. thực vật → sâu hại thực vật → chim ăn sâu.              

D. thực vật → dê → hổ → sinh vật phân giải .

Câu 45: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

B. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

C. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

D. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.

Câu 46: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:  A. 4.            B. 8.     C. 6.        D. 2.

Câu 47: Ở người, một bệnh di truyền do đột biến gen trội trên NST thường quy định. Ý nào sau đây đúng khi nói về sự DT của bệnh trên?

A. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh chắc chắn con của họ đều bị bệnh.    B. Bố bị bệnh tất cả con sinh ra đều bị bệnh.

C. Mẹ bị bệnh không bao giờ truyền bệnh này cho con trai.

D. Nếu một em bé bị bệnh, chắc chắn ít nhất một trong các ông bà nội, ngoại của em bị bệnh.

Câu 48: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit có cùng nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể

A. không xảy ra hiện tượng đột biến.                                                B. gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn.

C. gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn.                                            D. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn.

Câu 49: Theo quan niệm hiện đại về tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. PLĐL, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong SS hữu tính hình thành nên nguồn biến dị di truyền lớn cho tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa.

C. Suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa đều là đột biến.

D. Chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.

Câu 50: Cho các đặc điểm sau: (1) Nhiệt độ cao khá ổn định.                 (2) Nhiệt độ dao động mạnh theo mùa.

(3) Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa.                      (4) Rụng lá vào thời kì mùa khô.

(5) Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm.    (6) Thời gian chiếu sáng dài trong mùa hè.

(7) Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau.                        (8) Nhiều cây dây leo thân gỗ.

Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm: A. (1), (3), (7), (8).  B. (1), (3), (6), (8).           C. (1), (3), (4), (7).                D. (1), (3), (5), (8).

Câu 51: Xét 4 gen trong nhân của một TB, khi nhân đôi một số lần liên tiếp trong các tế bào con có 512 chuỗi pôlinuclêôtit mang các gen trên. Biết các gen trên thuộc hai nhóm gen liên kết khác nhau. Xác định số lần nhân đôi của các gen nói trên: A. 6.   B. 5.        C. 7.        D. 8.

Câu 52: Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đacuyn về tiến hóa là

A. Chỉ ra được vai trò của biến dị xác định và biến dị không xác định đối với quá trình tiến hóa.

B. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật.

C. Giải thích khá thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

D. Giải thích hợp lí sự hình thành loài mới.

Câu 53: Ở bò, AA : đen, Aa : trắng đen, aa : vàng; alen B quy định không sừng, alen b quy định có sừng; alen D : chân cao, alen d : chân thấp. Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Lai giữa bò cái lông vàng, có sừng, chân thấp với bò đực chưa biết KG. Năm đầu đẻ được một bê đực lông vàng, có sừng, chân thấp. Năm sau đẻ được một bê cái lông trắng đen, không sừng, chân cao. KG của bò bố mẹ và hai bê con lần lượt là : A. AaBbDd, aabbdd, aabbdd, AaBbDd.   B. AaBbDd, aabbdd, Aabbdd, AaBbDd.

C. AaBbDd, aabbdd, aabbdd, AabbDd.                                           D. AabbDd, aabbdd, aabbdd, AaBbDd.

Câu 54: Ở TV để tạo ra các cá thể có KG giống với cá thể ban đầu người ta dùng phương pháp :  A. nuôi cấy hạt phấn rồi đa bội hóa.

B. kĩ thuật chuyển gen.    C. dung hợp tế bào trần.      D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.

Câu 55: Con hàu lọc phytoplankton (TV phù du) trong nước làm thức ăn, song lại bị hải mã ăn thịt. Về phía mình hải mã lại trở thành thức ăn cho gấu Bắc Cực. Trong ví dụ này, động vật tiêu thụ sơ cấp chính là

A. con hàu.                                        B. hải mã.                                   C. phytoplankton.                     D. gấu Bắc Cực.

Câu 56: Ở người, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể chỉ gặp ở cặp số 21 và cặp số 23. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?

A. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có kích thước lớn nên đột biến thường gây hậu quả nghiêm trọng, thể đột biến chết trước khi ra đời.

B. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có thể xuất hiện dạng tiền đột biến nhưng có cơ chế sửa sai tốt nên không biểu hiện thành kiểu hình.

C. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có cấu trúc bền vững nên ít xảy ra đột biến.

D. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có kích thước bé, số lượng gen ít nên đột biến không biểu hiện thành kiểu hình

Câu 57: Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn

A. có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.                                          B. diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào.

C. mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5' - 3'.          D. thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 58: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.                                               B. Mã di truyền của hầu hết các loài sinh vật đều giống nhau.

C. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.   D. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

Câu 59: Nghiên cứu tại một khu rừng nhiệt đới cho thấy: có một vùng mà các cây cao to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa rừng, về sau đã diễn ra quá trình phục hồi. Quá trình diễn thế sinh thái trong khoảng trống bị tác động chủ yếu do nhân tố ánh sáng, bốn loài thực vật xuất hiện với các đặc điểm sau:

- Loài A: Cây gỗ có phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô giậu kém phát triển.

- Loài B: Cây gỗ lớn có phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển.

- Loài C: Cây cỏ có phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.

- Loài D: Cây thân cỏ có phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.

Thứ tự xuất hiện lần lượt của các loài cây này là:   A. DCBA.             B. CBAD.  C. CDAB.       D. DBAC.

Câu 60: Ở một nòi sóc, alen A quy định lông dài; alen a quy định lông ngắn; alen B quy định lông ráp; alen b quy định lông mềm. Hai cặp gen Aa và Bb liên kết với nhau trên NST X không có alen trên Y. Đem sóc cái thuần chủng kiểu hình lông dài, ráp giao phối với sóc đực lông ngắn mềm. F1 thu được 100% lông dài, ráp. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được 330 con lông dài, ráp; 65 con lông ngắn, mềm; 30 con lông dài, mềm; 30 con lông ngắn, ráp. Do điều kiện sống thay đổi một số con đực lông ngắn, mềm chết ở giai đoạn phôi. Tính số con đực bị chết ở giai đoạn phôi?  A. 30 con.        B. 90 con.              C. 25 con.              D. 65 con.

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH KHỐI B LẦN CUỐI NĂM 2014 - THPT CHUYÊN ĐH VINH

1D

2D 

3D 

 4D

 5B

 6B

 7B

 8D

 9C

 10C

 11A

 12A

 13D

 14A

 15A

 16A

 17A

 18B

 19D

 20C

 21B

 22C

 23D

 24A

 25C

 26A

 27D

 28B

 29C

 30B

 31C

 32A

 33B

 34A

 35C

 36C

 37B

 38D

 39B

 40C

 41B

 42A

 43C

 44D

 45D

 46D

 47C

 48B

 49B

 50D

 51C

 52D

 53B

 54D

 55C

 56A

 57A

 58C

 59C

 60B

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Sinh khối B năm 2014 tiếp theo trên Tuyensinh247 nhé!

Theo Dethi.Violet

Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Sinh khối B lần cuối năm 2014 - THPT chuyên ĐH Vinh

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247