I – Lý thuyết
1- Hãy trình bày chế độ kế toán hiện hành của chứng khoán sẵn sàng bán ra?
2- Trong giao dịch thư điện tử, vì sao chỉ có lệnh huỷ nợ chứ không có lệnh huỷ có?
3 – Hãy kể những nghiệp vụ chuyển tiền liên ngân hàng đang được sử dụng hiện nay?
II – Bài Tập
Bài 1: Một khoản vay 1 tháng, số tiền 200 triệu được ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt ngày 10/6/N với lãi suất 1,2%/tháng. Gốc và lãi trả cuối kỳ. Tài sản đảm bảo trị giá 250 triệu.Ngày 10/7/N, khách hàng đến trải lãi và gốc vay. Biết rằng ngân hàng hoạch toán dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ của tài sản tài chính. Lãi suất quy định cho một khoảng thời gian đúng 30 ngày. Ngân hàng tính lập dự phòng rủi ro phải thu khó đòi vào ngày 5 hang tháng cho các khoản nợ tính đến cuối tháng trước, kế toán hoàn nhập dự phòng ngay sau khi kết thúc hợp đồng vay.
Hãy trình bảy các bút toán liên quan đến khoản vay này (bỏ qua bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để XĐKQKD)
Bài 2: Cho biết tình hình TS và Nguồn vốn của NHTM X vào đầu kỳ như sau:
- Phát hành GTCG: 1.400tỷ
- Cho vay: 9.800tỷ
- Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư: 350tỷ
- Chứng khoán đầu tư: 420tỷ
- Tiền gửi của TCTDkhác: 1.120tỷ
- TSCĐ và TS khác: 2100 tỷ
- Vốn và quỹ: 1.610tỷ
- Tiền mặt: 980 tỷ
- Tiền gửi của khách hàng: 9.520tỷ
- Tiền gửi tại TCTD và CKCP ngắn hạn: 700tỷ
Trong kỳ các nghiệp vụ đã phát sinh:
1. Thu hồi lãi vay 1.176 tỷ, trong đó 700tỷ tiền mặt, còn lại qua tài khoản tiền gửi của khách hàng
2. Thu lãi đầu tư chứng khoán 42 tỷ qua tiền gửi tại TCTD khác
3. Trả lãi tiền gửi của khách hàng 666,4tỷ bằng tiền mặt
4. Thu khác bằng tiền mặt 21 tỷ. Chi phí khác bằng tiền mặt 7 tỷ
5. Trả lương cho nhân viên ngân hàng 252 tỷ qua TK tiền gửi. Trong kỳ các nhân viên NH đã rút tiền mặt 210tỷ
6. Thanh toán tiền lãi GTCG do NH đã phát hành 105 tỷ đồng
Yêu cầu:
- Lập bảng CĐKT đầu kỳ
- Xử lý và hoạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp
- Lập bảng CĐKT cuối kỳ