Cử nhân lịch sử

Lịch sử chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong quá khứ, để từ những kiến thức của quá khứ có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Nhà sử học là người nghiên cứu về những vấn đề của quá khứ để từ đó hiểu biết, tạo dựng những sự kiện đã qua, rồi phân tích, đánh giá và chia sẻ những kiến thức mà mình tích luỹ được cho cộng đồng xã hội. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.

Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sỹ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh.

Nhung tam bang cu nhan it su dung nhat o Viet Nam

Không nhiều cử nhân lịch sử làm việc đúng chuyên ngành

Cử nhân vật lý

 

Ngành vật lý là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật khác. Tuy nhiên, do nhu cầu  và thực tế áp dụng trong cuộc sống, khiến cho ngành này dần bị thất sủng hơn các ngành khác nên dẫn đến tỉ lệ “chọi” và điểm chuẩn không cao.

Không ít người tốt nghiệp cử nhân vật lý chia sẻ: "lương ngành này không cao đâu, nghiên cứu và giảng dạy là chủ yếu nên ai thật sự đam mê khoa học kỹ thuật, thích tìm hiểu thì mới nên theo đuổi". Quả thật khá nhiều cử nhân tốt nghiệp ngành này ra phải làm công việc tạm bợ, trái ngành, học lên cao học để giảng dạy hoặc chuyển hướng học văn bằng 2 cho dễ kiếm việc làm.

Nhung tam bang cu nhan it su dung nhat o Viet Nam

Ngành vật lý dành cho ai thật sự đam mê nghiên cứu và giảng dạy

Cử nhân tâm lý học

Điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...

Đến khi tốt nghiệp ra trường, tân cử nhân rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,…là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên  khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.

Nhung tam bang cu nhan it su dung nhat o Viet Nam

Vấn đề tâm lý chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam, thế nên có nhiều cử nhân tâm lý học phải làm việc trái ngành

Theo Thethaohangngay