Tư vấn tuyển sinh: Định hướng chọn ngành cho tương lai

Chỉ tiêu đào tạo dành cho nữ tại các trường công an? Học quản trị kinh doanh có được làm lãnh đạo? Ngành marketing học gì, ra làm gì? Ngành kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Điều kiện dự thi ngành luật là gì? Cơ hội việc làm của ngành luật ra sao?

Tu van tuyen sinh: Dinh huong chon nganh cho tuong lai

Học sinh trường THPT An Dương Vương quận Tân Phú TPHCM tham quan mô hình sản phẩm robot của sinh viên khoa điện-điện tử Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG, TPHCM tại ngày hội - Ảnh: Như Hùng



Muốn làm công an

* Nữ có thể học ngành nào ở các trường công an? Năm nay các trường công an có chỉ tiêu đào tạo dành cho nữ?

- Thiếu tá Phạm Thị Thúy Hằng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kỹ thuật - hậu cần công an nhân dân: Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức về chỉ tiêu tuyển sinh khối ngành công an. Có thể đầu tháng 2-2013 sẽ có những thông tin này. Tỷ lệ nữ 10-15% sinh viên các ngành học ở các trường khối công an.

Các bạn nữ có thể học nhiều ngành trong trường công an: kỹ thuật, hậu cầu, điều tra…

* Em đang học trung cấp dược, em muốn làm công an phải làm thế nào?

- Thiếu tá Phạm Thị Thúy Hằng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kỹ thuật - hậu cần công an nhân dân: Tất cả các trường công an nếu em muốn vào học thì phải thi tuyển vào các trường công an thì bắt buộc em phải đăng ký dự thi ĐH vào các trường này theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT. Trường hợp em đã có bằng trung cấp dược nhưng nếu địa phương em có nhu cầu tuyển dụng cũng có thể xin vào làm. Tuy nhiên, em phải đạt các yêu cầu riêng của ngành.

* Nếu em thi vào các trường công an nhưng nếu không trúng tuyển có được sử dụng kết quả để xét tuyển vào các trường khác không?

- Thiếu tá Phạm Thị Thúy Hằng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kỹ thuật - hậu cần công an nhân dân: Em dự thi vào các trường thuộc ngành công an nhân dân nhưng nếu không trúng tuyển thì vẫn được cấp giấy chứng nhận kết quả thi trong trường hợp em đạt từ điểm sàn trở lên. Em có thể sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng ký xét tuyển bổ sung vào các trường ĐH, CĐ khác có cùng khối thi.

Học QTKD có được làm lãnh đạo?

* Em tốt nghiệp với mức trung bình khá thì cơ hội việc làm như thế nào? Nghe nói muốn có việc phải quen biết hoặc tiền?

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Đúng là nếu có sự quen biết thì cơ hội việc làm có phần tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp sẽ lựa chọn doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng. Trong quy luật cạnh tranh hiện nay, người nào có năng lực, kỹ năng tốt thì cơ hội việc làm sẽ cao hơn. Có rất nhiều người thành công từ chính năng lực của mình. Sự quen biết là có nhưng không nhiều và sự thành công sẽ không được lâu. Vì thế hãy lo học cho tốt, đừng lo về việc “quen biết” khi ra trường.

Một thí sinh hỏi: “Thầy có thể giải thích giúp em ngành ngoại thương có phải là ngành kinh doanh quốc tế không, ngành này có đòi hỏi ngoại ngữ nhiều không?”

- TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo trường ĐH Kinh tế: Từ năm 2012 trở về trước, tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ngành ngoại thương năm trong ngành quản trị kinh doanh. Hiện ngành này đã được tách ra làm một ngành riêng. Hướng của trường ĐH đào tạo kinh doanh quốc tế, ngoại thương hiện nay lĩnh vực rất hẹp và hiện không có phù hợp. Hai ngành này, kiến thức đại cương gần như giống nhau.

Về yêu cầu, chúng ta sẽ làm việc trong môi trường đa văn hóa. Sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức nước ngoài , quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập khẩu. Ngoại ngữ của ngành này, đòi hỏi sinh viên phải cao hơn ngành khác. Cụ thể,sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM phải đạt 550 TOEIC trở lên theo chuẩn đầu ra.

* Ngành marketing học gì, ra làm gì?

- Th.S Hứa Minh Tuấn trưởng phòng đào tạo trường ĐH Marketing:  Ngành marketing là một chuyên ngành nằm trong quản trị kinh doanh. Thí sinh học ngành marketing sẽ được trang bị những kiến thức về marketing, hoạch định chính sách về marketing, phân tích thị trường…Theo trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, đây là một trong những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Sinh viên học xong ngành này có thể đi thực tập, thực hành tại các hệ thống siêu thị tại TP.HCM. Đó là một bước đầu để các bạn tìm hiểu về ngành nghề này.  

 * Ngành marketing có học CĐ hay không? Ngành này học xong có được liên thông lên ĐH hay không?

- ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing: TP.HCM có nhiều trường đào tạo ngành marketing. Tại Trường ĐH Tài chính – Marketing, chúng tôi chỉ đào tạo về trình độ ĐH chứ không đào tạo bậc CĐ. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu và học tại bậc CĐ ngành này tại Trường ĐH Hoa Sen.

Sau đó, em hoàn toàn có thể liên thông lên ĐH. Thi liên thông gồm môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành. Những kiến thức đó em đã được trang bị ở CĐ rồi nên cũng dễ dàng cho các em. Với những em tốt nghiệp CĐ nhưng chưa quá 36 tháng, các em phải thi theo kỳ thi tuyển sinh ba

- ThS Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM: Chuyên ngành sâu ở bậc CĐ hiện ở TP.HCM rất ít. Tại Trường CĐ Kinh tế công nghệ TP.HCM, chuyên ngành marketing nằm trong ngành quản trị kinh doanh. Khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng  quản trị kinh doanh chuyên ngành marketing.

* Em muốn học QTKD, muốn làm lãnh đạo. Vậy chương trình đào tạo có cung cấp cho em các kỹ năng vào đời như thế nào để có thể làm giám đốc?

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Tất cả mọi ngành nghề đều có thể làm giám đốc. QKKD dạy các phương pháp quản lý là có. Người làm giám đốc nắm về kỹ trhuật chứ không phải nắm về kinh tế. Giám đốc thuê người để làm các công việc cho mình. Giám đốc phải có kỹ năng về quản lý, thu phục nhân tâm, kỹ năng điều hành công việc.

- TS Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức: Hiện nay tại VN, rất nhiều giám đốc xuất thân từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng đại đa số người học kinh tế ra làm công việc chuyên môn của mình chứ không phải làm giám đốc. Lãnh đạo phải có tầm nhìn, biết lắng nghe, biết hạ mình xuống để đón nhận trí tuệ của người khác biến nó thành của chung để xây dựng kế hoạch dài hạn. Không có một trường nào dạy để ra trường làm lãnh đạo ngay. Mong ước của em như vậy là tốt. Không có trường nào đào tạo các em ra làm giám đốc cả. Làm giám đốc hay không là do bản thân em.

* Em muốn làm ngành quản lý khách sạn nhưng nghe nói cơ hội thăng tiến không có. Trong khi đó nếu học kinh tế thì có người đảm bảo việc làm khi ra trường. Vậy em nên chọn ngành mình thích hay ngành đảm bảo việc làm?

Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Lời hứa cũng tốt nhưng chưa chắc đã đảm bảo. Ngành quản lý khách sạn đang có nhu cầu nhân lực lớn, ngành nào cũng cần người giỏi. Sự thăng tiến đòi hỏi phải có sự trải nghiệm và từng bước chứ không thể ra trường là thăng tiến ngay. Tại sao chúng ta tin vào lời hứa trước mắt mà không tin rằng tương lai sẽ còn nhiều lời hứa hơn?

* Ngành kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Hiện nay chỉ tiêu ngành kinh tế giảm thì điểm chuẩn cao lên. Vậy em nên làm thế nào, bao nhiêu điểm thì em có thể đậu được. Văn bằng hai có giá trị như văn bằng một hay không?

- ThS Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM: Em hình dung thế này, kiểm toán là kiểm tra công tác kế toán. Tuy nhiên, không nhất thiết phải học kiểm toán mới làm kiểm toán viên. Nếu em thích làm công việc kiểm toán, em có thể học năm ngành là kinh tế học, tài chính, kế toán, kiểm toán…Khi làm kiểm toán em có thể làm ở các vị trí như kiểm toán, kiểm soát nội bộ của một công ty, tổ chức.

Ngoài ra, em có thể xin việc tại các công ty về kiểm toán để làm kiểm toán độc lập. Em cũng có thể làm dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, em không được ký vào báo cáo kiểm toán mà phải là những người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên mới được ký vào báo cáo kế toán. Ngoài ra, em cũng có thể làm kiểm toán nhưng thuộc khối nhà nước, được cấp ngân sách nhà nước để thanh tra định kỳ công tác kiểm toán của các công ty, đơn vị.

Nhu cầu nhân lực hiện nay của kế toán, kiểm toán vẫn nhiều. Về lương, kiểm toán có nhỉnh hơn kế toán một tý.

Ngành này áp lực rất cao, nữ sẽ khó hơn nam vì phải đi công tác nhiều.  Về chỉ tiêu các ngành kinh tế, các em hình dung là tùy theo từng trường một. Nhìn trên bình diện cả nước, Bộ GD-ĐT sẽ không cho mở thêm chỉ tiêu ngành kinh tế. Những trường đang đào tạo về kinh tế vẫn giữ chỉ tiêu chứ không tăng thêm nữa. Các em vẫn có tâm lý là nhiều người thi vô thì điểm sẽ cao. Điểm chuẩn còn tùy thuộc vào chất lượng thí sinh dự thi nữa.

* Em không thích ngành kế toán nhưng đặc biệt thích làm ở quản lý thị trường, em có thể học ngành gì và ở trường nào trong khối ngành kinh tế?

- TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Trong quản lý thị trường có nhiều tổ, đội, chức năng. Làm quản lý thị trường sẽ phù hợp với ngành thuế, tài chính công, thương mại, một số chuyên ngành của quản trị kinh doanh. Quản lý thị trường khá đặc thù, tốt nghiệp chuyên ngành nào thì được lãnh đạo bố trí theo chuyên ngành đó. Kế toán chỉ là một bộ phận trong quản lý thị trường. Chúng ta hình dung một cơ quan, tổ chức được cấu thành của nhiều bộ phận và em học ngành gì thì được bố trí vào nhiệm vụ của cơ quan đó cho phù hợp.

-  Th.S Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM: Thầy hiểu theo nghĩa em đang thích làm trong đơn vị nhà nước.  Nếu em thích làm tổ chức nhà nước em có thể học kinh toán quản lý công. Thầy cũng hiểu theo nghĩa em thích đi rảo rảo thị trường để kiểm tra xem có bán đúng giá hay không, nhiều ngành học giúp em làm được việc này. Lúc này, theo thầy em phải nắm vững về luật, thuế, các quy định về kinh doanh về hàng hóa, bảo vệ sức khỏe…

Th.S Hứa Minh Tuấn: Tôi tham khảo trên tài liệu không thấy chuyên ngành về quản lý thị trường. Có hai chuyên ngành em có thể học xong làm quản lý thị trường là thuế và hải quan, thẩm định giá.

Học làm luật sư có lo thất nghiệp?

* Điều kiện dự thi ngành luật là gì? Cơ hội việc làm của ngành luật ra sao?

- ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM: Chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện để dự thi ĐH ngành luật. Hiện nay rất nhiều trường ĐH đào tạo ngành luật. Khối thi thường tuyển các khối A, A1, C, D…

Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, sinh viên luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự. Ngoài ra các bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở bộ phận tư vấn, pháp lý.

* Bằng luật của Trường ĐH Luật TP.HCM có khác gì bằng luật của Trường ĐH Sài Gòn? Nếu ra trường cơ hội việc làm có giống nhau giữa hai trường không?

- ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM: Chuyên ngành đào tạo ngành này của hai trường đều phải dựa vào chương trình khung của Bộ GD-ĐT, như vậy về cơ bản khối kiến thức chung ngành luật của hai trường như nhau.

Tuy nhiên, hai trường có thế mạnh khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, bạn sẽ được cấp bằng cử nhân luật. Về phía xã hội thì giá trị bằng của hai trường như nhau. Với tấm bằng cử nhân luật, bạn cần trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ thì cơ hội việc làm của bạn sẽ rất cao hơn.

Đường nào thành bác sĩ?

* Em đang học ngành trung cấp điều dưỡng ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nếu năm nay em thi đậu ngành bác sĩ đa khoa có được chuyển điểm các môn đã học?

- ThS Nguyễn Ngọc Hà, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Em học trung cấp chuyên nghiệp, nếu năm nay em trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa thì phải học lại ngay từ đầu các môn học. Hai bậc học này hoàn toàn khác nhau về chương trình đào tạo.

* Trường ĐH Y dược TP.HCM có đào tạo ngành hóa dược không?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng, phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng và kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM: Hiện nay Trường ĐH Y dược TP.HCM chỉ đào tạo ngành dược sĩ. Em muốn học ngành hóa dược thì đăng ký dự thi vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).

* Nếu muốn học văn bằng hai ngành dược thì cần có bằng cử nhân gì?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng, phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng và kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM: Ở trường ĐH Y dược TP.HCM có đào tạo chính quy và văn bằng 2 ngành dược. Các em tốt nghiệp cử nhân các ngành: hóa, sinh và các ngành bác sĩ… thì đủ điều kiện dự tuyển văn bằng 2 vào ngành dược của trường chúng tôi.

* Trường ĐH Y dược có ngành trung cấp dược thì em có phải thi ĐH khối B của trường rồi lấy điểm xét tuyển vào ngành này không?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng, phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng và kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM: nếu em muốn học trung cấp dược thì bắt buộc phải thi khối B ĐH vì nhà trường xét tuyển em xét 2 môn toán và sinh.

Tuy nhiên, không nhất thiết em phải thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM khi muốn xét tuyển vào bậc trung cấp dược, em có thể dự thi khối B ở bất kỳ trường ĐH nào để sử dụng kết quả xét tuyển vào ngành dược trung cấp trường chúng tôi.

Học kỹ thuật cần tố chất gì?

* Sức học em loại khá, em thích ngành hóa học nhưng chưa biết thi vào trường nào phù hợp?

- TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM: Em học khá, tức là có điều kiện thuận lợi để có hy vọng vào ĐH. Đối với HS khá, em có thể có điểm bằng sàn và cũng có những trường có ngành này. Tuy nhiên, để chắc chắn, em nên ôn kỹ văn hóa khối A hoặc B để thi vào ngành Hóa nói riêng và các ngành tự nhiên nói chung.

Nếu em muốn phát triển kiến thức theo hướng nghiên cứu, ứng dụng có thể thi vào ĐH KHTN. Nếu em muốn phát triển theo hướng công nghệ, có thể thi vào các trường khác như ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp thực phẩm…

* Tôi là một GV trường THPT An Dương Vương. Một số HS phân vân giữa ngành điện tử, điện tử viễn thông, cơ khí điện tử. Xin giúp thông tin phân biệt các ngành này?

- TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM: Trường ĐH Bách Khoa có ngành điện – điện tử sau đó phân thành 3 ngành: điện tử, điện hệ thống, viễn thông. Riêng cơ điện tử là một liên ngành với cơ bản là cơ khí, điện tử và CNTT. Đây là ngành đào tạo tiết bị đầu cuối ứng dụng cơ khí, điện, điện tử để tạo ra các sản phẩm mới. Trong đó cơ khí là nền tảng, phải có điện và điện tử để vận hành các thiết bị đó. Tất cả thiết bị điện tử dân dụng đều ứng dụng ngành này.

- PGS TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Khác với ĐH Bách khoa, ở ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phân làm nhiều ngành: điều kiển tự động hóa, công nghệ tự động thuộc khoa điện. Riêng ngành cơ điện tử thuộc ngành cơ khí. Ứng dụng ngành này có thể ở lĩnh vực cơ điện tử y sinh, cơ điện tử ô tô, robot, các thiết bị mới trong dây chuyên sản xuất. Ứng dụng đầu ra của cơ điện tử rất phổ biến.

* Công nghệ kỹ thuật cơ khí cần tư chất gì?

- PGS TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: em có thể thi vào ngành cơ khí chế tạo máy sẽ rất tốt. Tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, gần như 100% SV ngành này có việc làm. Ngành này không đòi hỏi tư chất đặc biệt, chỉ cần các em yêu các môn tự nhiên.

- PGS TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM: Tôi nhận định rằng cơ khí là ngành nền tảng, các trường ĐH lớn đều có ngành này. Học cơ khí chỉ cần em quyết tâm với nghề và cố gắng hết sức là học được. Học cơ khí không lo thất nghiệp. Tôi thành thật khuyến khích em thi ngành này.
 

* Muốn học ngành nông học thi khối nào, học gì, cơ hội việc làm?

- PGS TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Ngành này ở trường ĐH Nông lâm TPHCM thi khối A, B. Ngành này đào tạo về cây trồng (đất nước, phân bón, sâu bệnh hạn cây trồng…). Tốt nghiệp ngành này có thể làm ở công ty bảo vệ thực vật, công ty giống cây trồng, dịch vụ chăm sóc cây kiểng. Đây là ngành có chỉ tiêu cao, tỷ lệ có việc làm cao. Nếu em thích, nên mạnh dạn thi vào.

- PGS TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm về 0%, giá rẻ hơn. Các chính sách cầu đường có phát triển. Do đó, có thể sau 4  năm nữa cơ hội việc làm ngành này nhiều. Các công ty lắp ráp xe ô tô hiện nay khá nhiều ở khắp các vùng miền. Hệ thống kinh doanh, bảo dưỡng sửa chữa cũng sẽ nhiều. Đây là cơ hội việc làm của các em. Các em cũng sẽ làm việc ở các trạm đăng kiểm, các Trung tâm đào tạo lái xe, kể cả cơ hội việc làm trong ngành Hải quan. Mức lương tùy công việc có thể từ 5 triệu đến 2000 USD/tháng.

* Em muốn học ngành ngành dầu kh, liệu cơ hội việc làm có cao không?

- TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM): Ngành dầu khí là ngành lớn. Công việc ngành này phong phú: từ trên biển đến trên bờ, trên dàn khoan có kỹ sư điện, cơ khí, khoan. Chúng tôi chia thành hai hướng: khoan, khai thác dầu khí và hóa dầu (các công tu dầu nhớt, khí hóa dầu). Thông thường hóa dầu nằm trong ngành hóa, trường ĐH Bách khoa cũng vậy.

PGS TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: liên quan đến dầu còn có khí. Hiện nay có 2 khu công nghiệp lớn: KCN Phú Mỹ và KCN Khí điện đạm Cà Mau, nhân lực cần nhiều.

* Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp học gì, ra trường làm gì?

Học không hợp, có được chuyển ngành?

 * Nếu em thi vào ngành báo chí truyền thông nhưng nếu không trúng tuyển có được chuyển sang ngành ngữ văn Đức?

- TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM): Nếu em không đậu ngành báo chí truyền thông có thể đăng ký xét tuyển sang ngành tiếng Đức, nếu em có cùng khối thi. Ngành tiếng Đức tuyển khối D1, D5. Những năm trước ngành tiếng Đức thường phải xét tuyển bổ sung. Vì vậy em không nên quá lo lắng.

* Em có sở trường về ngành địa lý. Triển vọng ngành này ra sao?

 
- TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM): Nếu em có sở trường về ngành địa lý thì nên chọn thi vào ngành địa lý. Ngành học này có nhiều chuyên ngành: địa lý môi trường, địa lý du lịch… Nếu em thật sự yêu thích môn địa lý thì em mạnh dạn đăng ký dự thi vào ngành học này để phát huy thế mạnh của mình.

* Em muốn học ngành tâm lý con người thì em nên thi ngành nào? Nếu sau một năm em thấy không phù hợp có thể xin chuyển được không?

- TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM): Nghiên cứu về con người thì phải học về tâm lý. Nếu em muốn trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý thì nên chọn học ngành tâm lý.  Trường chúng tôi cho phép chuyển ngành nhưng đối với các ngành điểm tuyển sinh đầu vào cao xuống ngành thấp thì dễ, còn nếu không thì rất khó. Tuy nhiên, tôi có lời khuyên bạn cần xác định được sở thích và năng lực của mình để chọn ngành học phù hợp chứ không nên nghĩ tới việc vào học một ngành nào đó để sau này thấy không phù hợp xin chuyển đổi…

Chương trình tư vấn chuyên sâu về các nhóm nghề tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2013 đã kết thúc. Tuy nhiên, những giải đáp của các thầy cô vẫn chưa thỏa mãn hết các thắc mắc của thí sinh do vậy ban tư vấn phải chia nhau tư vấn riêng cho các em.


* Các tiêu chí nào để học sinh có thể chọn nghề chính xác nhất vì hiện nay học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi chọn nghề? (Một giáo viên Trường THPT An Dương Vương)

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Khó khăn đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thông tin đến với thầy cô chưa chính xác hoặc thầy cô phải mất rất nhiều thời gian để lấy thông tin.

Công tác hướng nghiệp nên bắt đầu ngay từ khi các em vào lớp 10. Chúng ta gợi mở cho các em các công việc nào mà các em quan tâm, các em trả lời vì sao mình thích nghề đó, việc làm đó.

Sau đó chúng ta kiểm chứng xem việc đó có phù hợp với tố chất của các em hay không.

Kế đó, chúng ta đặt ra câu hỏi để làm công việc đó thì các em có thể học ngành nào, bậc học nào. Những ngành đó có nhiều cơ sở đào tạo với điểm chuẩn khác nhau. Giúp các em xác định sức học của mình đến đâu để chọn trường học phù hợp.

Cuối cùng chúng ta phải nhắc các em khi đã xác định được ngành nghề và trường phù hợp thì phải nỗ lực học tập để đạt kết quả cao nhất, không được lơ là bởi khi đi thi ĐH có thể các em bị va vấp.

- PGS TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM): Ngành này đào tạo kiến thức sản xuất công nghiệp, làm sao tạo ra sản phẩm rẻ, tốt, tối ưu hóa sản xuất. Học ngành này ứng dụng rất nhiều trong thực tế sản xuất.  

* Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm ở đâu, lương bao nhiêu?

- TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM: Các bạn biết rằng đất nước nào trong quá trình phát triển cũng phát sinh các vấn đề về môi trường. Chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu về môi trường và công nghệ xử lý các vấn đề môi trường. Ngành KH môi trường là một liên ngành gồm kiến thức khoa học hóa học, sinh học… Nếu đi sâu về Kỹ thuật môi trường chúng ta sẽ đi sâu vào phương pháp, các thiết bị xử lý các vấn đề môi trường. Ở ĐH Bách khoa có ưu điểm về kỹ thuật, thiết bị. ĐH KHTN dựa trên kiến thức hóa, sinh, địa lý…

Theo TT

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

3 bình luận: Tư vấn tuyển sinh: Định hướng chọn ngành cho tương lai

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH