Ngành tổ chức thi tuyển môn năng khiếu
TT
|
Tên trường/Ngành học
|
Mã
ngành
|
Môn thi
|
Chỉ
tiêu
|
Điểm xét tuyển
|
I
|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
|
DDK
|
|
|
|
1
|
Kiến trúc
|
D580102
|
Toán, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật
|
140
|
- Điểm xét tuyển = Vẽ mỹ thuật*2 + Toán*1,5 + Ngữ
|
II
|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
|
DDS
|
|
|
|
1
|
Giáo dục Mầm non
|
D140201
|
1. Toán, Ngữ văn, Năng khiếu
|
60
|
- Điểm xét tuyển = Toán + Ngữ văn + Năng khiếu
|
2
|
Sư phạm Âm nhạc
|
C140221
|
1. Ngữ văn, Kiến thức âm nhạc,
Năng khiếu âm nhạc
|
40
|
- Điểm xét tuyển = Ngữ văn + Kiến thức âm nhạc*2
+
+ Năng khiếu âm nhạc*2
|
III
|
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
|
DDC
|
|
|
|
1
|
Công nghê ̣kỹ thuâ ̣t kiến trúc
|
C510101
|
1. Toán, Vật lí, Hóa học
2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh
3. Toán, Vật lí, Ngữ văn
4. Toán, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật
|
70
|
|
Môn Năng khiếu do ĐHĐN ra đề và tổ chức thi; các môn còn lại sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, cụm thi do các trường đại học chủ trì.
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHĐN.
HƯỚNG DẪN THI MÔN NĂNG KHIẾU CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NĂM 2015
1. Ngành Kiến trúc (52580102) và Ngành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc (51510101)
Môn năng khiếu: Vẽ Mỹ thuật
Thời gian làm bài: 180 phút
Nội dung thi: Vẽ tĩnh vật (vẽ bằng bút chì đen trên giấy khổ A3)
* Ghi chú:
- Thí sinh cần chuẩn bị và được phép mang vào phòng thi: Bút chì, tẩy, que đo, thước kẻ, dây dọi, dụng cụ gọt bút chì (có thể dùng dao rọc giấy loại nhỏ), bút mực (để ghi thông tin trên giấy thi), bảng vẽ (để đặt giấy vẽ khổ A3); ghế nhựa.
- Thí sinh không được mang các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi theo quy định Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành, không được mang giá vẽ vào phòng thi.
- Thí sinh được phát giấy vẽ khổ A3 và giấy nháp khổ A4.
- Phòng thi môn Vẽ Mỹ thuật là phòng trống; không có bàn ghế dành cho thí sinh; được bố trí chiếu sáng hợp lý, thoáng mát; có bục kê mẫu vật. Thí sinh tự chọn vị trí ngồi thuận lợi nhất cho mình trong phòng thi, theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.
2. Ngành Giáo dục Mầm non (52140201)
Môn năng khiếu gồm 3 phân môn: Đọc, Kể chuyện diễn cảm và Hát
a) Đọc: Thí sinh bốc thăm và đọc diễn cảm một đoạn văn hoặc thơ trong đề thi trích từ sách dạy học mầm non.
b) Kể chuyện: Thí sinh bốc thăm một trong những tranh hoặc một câu chuyện có chủ đề phù hợp cho lứa tuổi mầm non, kể diễn cảm lại câu chuyện.
c) Hát: Thí sinh tự chọn và trình bày một bài hát thiếu nhi.
* Ghi chú:
- Các phân môn Đọc và Kể chuyện diễn cảm: thí sinh được phép chuẩn bị 5 phút và trình bày không quá 2 phút.
- Phân môn Hát: thí sinh khi hát không được sử dụng micro và nhạc đệm, không mặc y phục hóa trang. Thời gian không quá 3 phút.
- Mỗi phân môn được chấm theo thang điểm 10. Điểm thi môn năng khiếu là trung bình cộng điểm của 3 phân môn, được tính hệ số 1. Thí sinh bị điểm 0 môn năng khiếu nếu bỏ thi ít nhất 1 trong 3 phân môn trên.
3. Ngành Sư phạm Âm nhạc (51140221)
Môn năng khiếu 1: Kiến thức âm nhạc
Môn năng khiếu 2: Năng khiếu âm nhạc
3.1. Kiến thức âm nhạc (hệ số 2)
Môn kiến thức âm nhạc gồm 2 phân môn: Thẩm âm, Tiết tấu
a) Thẩm âm: Thí sinh sẽ nghe lần lượt 2 đoạn nhạc, mỗi đoạn nhạc được nghe tối đa 3 lần.
Sau mỗi đoạn nhạc, thí sinh ghi nhớ giai điệu và xướng âm “La” theo giai điệu của đoạn nhạc đó.
b) Tiết tấu: Thí sinh sẽ nghe lần lượt 2 đoạn gõ tiết tấu, mỗi đoạn được nghe tối đa 3 lần.
Sau mỗi đoạn, thí sinh ghi nhớ và gõ lại đoạn tiết tấu đó.
3.2. Năng khiếu âm nhạc (hệ số 2)
Môn Năng khiếu âm nhạc gồm 2 phân môn: Đàn, Hát
a) Đàn: Thí sinh trình bày một tác phẩm độc tấu đàn Organ, Piano hoặc Guitar.
b) Hát: Thí sinh trình bày một ca khúc tự chọn.
* Ghi chú:
- Thí sinh tự mang theo nhạc cụ để thi phân môn Đàn; nếu sử dụng đàn phím điện tử, thí sinh cần mang theo pin đề phòng cúp điện.
- Mỗi phân môn được chấm theo thang điểm 10. Điểm thi các môn năng khiếu được tính bằng trung bình cộng điểm của 2 phân môn trong mỗi môn thi.
Tuyensinh247 tổng hợp