22/09/2014 11:27 am
I. Phần ngữ âmNgữ âm là dạng bài tập khiến thí sinh hay bị mất điểm nhất. Vì dù có ôn luyện kỹ đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ vẫn cảm thấy lúng túng khi trong bài thi xuất hiện những từ vựng có hình thức quá mới mẻ. Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất cho các bạn khi làm dạng bài tập này là thay vì học thuộc cách phát âm hay cách nhấn trọng âm của từng từ một thì bạn nên khái quát thành những quy tắc ngữ âm. 1. Quy tắc phát âm Chẳng hạn, sau đây là một số trường hợp tiêu biểu nhận biết các nguyên âm phát âm là /i:/ (long sound ) - Âm “e” được phát âm là /i:/ khi đứng liền trước hình thức tận cùng bằng phụ âm “ e” và trong những chữ “ be, he, she, me, etc.” - Âm “ea” thường được phát âm là /i:/ khi từ có tận cùng là “ea” hoặc “ ea” + một phụ âm” - Âm “ee” thường được phát âm là “i:” 2. Quy tắc nhấn trọng âm - Đa số các động từ 2 âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 2 - Đa số các danh từ và tính từ 2 âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 1 - Danh từ ghép thư¬ờng có trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 - Tính từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào từ thứ 1, nhưng nếu tính từ ghép mà từ đầu tiên là tính từ hay trạng từ (Adjective or adverb) hoặc kết thúc bằng đuôi - ED thì trọng âm chính lại nhấn ở từ thứ 2 . Tương tự động từ ghép và trạng từ ghép có trọng âm chính nhấn vào từ thứ 2 - Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, .... thì trọng âm chính nhấn vào vần 1 - Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 - Các từ tận cùng bằng các đuôi , - ety, - ity, - ion ,- sion, - cial,- ically, - ious, -eous, - ian, - ior, - iar, iasm - ience, - iency, - ient, - ier, - ic, - ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, - logy, - sophy,- graphy - ular, - ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó - Các từ kết thúc bằng – ate, - cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 vần thì trọng âm nhấn vào từ thứ 1. Nếu 3 vần hoặc trên 3 vần thì trọng âm nhấn vào vần thứ 3 từ cuồi lên - Các từ tận cùng bằng đuôi - ade, - ee, - ese, - eer, - ette, - oo, -oon , - ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, - self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này - Các từ chỉ số l¬uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi - teen . ng¬ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi - y - Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu¬ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc - Từ có 3 âm tiết: Động từ: • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm • Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên Danh từ: • Nếu âm tiết cuối (thứ 3) có nguyên âm ngắn hay nguyên âm đôi “əu” • Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì nhấn âm tiết thứ 2 • Nếu âm tiết thứ 3 chứa nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 kết thúc bằng 1 phụ âm thì nhấn âm tiết thứ 1 • Nếu âm tiết thứ 3 chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì nhấn âm tiết 1 II. Từ vựngCác bạn cần nắm được được phần từ vựng thông dụng: cụm từ cố định (idiom, phrasal verb…) đã được học trong chương trình phổ thông, cách sử dụng và vị trí của từ loại trong câu bằng cách học nghĩa và làm bài tập liên quan đến các từ vựng này. Một số bí kíp khi học từ vựng: 1 - Khi học từ, nên học cả nghĩa tiếng Việt lẫn tiếng Anh (bạn mua từ điển Anh - Anh - Việt ấy). 2 - Hãy ghép từ của bạn vào trog 1 câu ví dụ ngắn nào đó cho dễ học, bạn sẽ nhớ dai hơn nhiều đó. Từ vựng là một phần cực kỳ quan trọng khi học Tiếng Anh. 3 - Cố gắng tiếp thu thêm 1 vài từ cùng họ gia đình từ của nó (động từ, danh từ, tính từ, trạng từ). 4 - Đừng nhồi nhét quá nhiều, bạn sẽ ko bao giờ nhớ hết. Mỗi ngày chỉ nên học từ 8-10 từ giống như cách trên, sau này e sẽ nhớ rất lâu. 5 - Và cuối cùng, dành ra 1-2 buổi để ôn lại những từ khó mà bạn chưa nhớ trong tuần nữa, như thế để củng cố lại nhữg gì đã học. III. Ngữ phápVề phần ngữ pháp, bạn vần nắm chắc những kiến thức ngữ pháp cơ bản như cách sử dụng và cấu trúc từ loại đơn giản (thì của động từ, so sánh của tính từ và trạng từ, từ nối…); các loại mệnh đề và giản lược mệnh đề; cấu trúc câu đơn giản). Cách tốt nhất để bạn củng cố được mảng ngữ pháp của mình là hãy làm thật nhiều dạng bài tập liên quan, có thể là bài tập chia động từ hay tìm và sửa lỗi sai. Sau khi đã nắm được những kiến thức cơ bản, hãy đầu tư ngay cho mình quyển bộ đề ôn luyện có đáp án phía sau. Nhưng nhớ là chỉ sau khi hoàn thành hết một đề thì mới mở đáp án để xem thôi nhé. Thêm nữa, bạn cần tập chung làm các dạng bài tập theo chuyên đề trước khi thử làm những dạng đề tổng hợp và đầy đủ các dạng bài nhé. IV. Bài tập Đọc-hiểuĐọc hiểu là một dạng bài tập cực khó ăn điểm. Thí sinh có thể cảm thấy shock khi nhìn thấy những bài đọc dài dằng dặc toàn Tiếng Anh. Hãy nhớ rằng để làm được bài tập này cũng phải có bí quyết đấy nhé. Căn cứ vào từng dạng bài tập mà bạn nên chọn cho mình những phương pháp đọc cụ thể, gồm: scanning và skimming. Skimming và Scanning là hai kỹ năng đọc quan trọng giúp chúng ta có thể thâu tóm được nội dung của toàn bộ bài đọc rất nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm và vận dụng được hai kỹ năng này trong bài đọc. SKIMMING (Đọc lướt) Skimming là gì: Skimming là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài. Khi nào thì cần dùng kỹ năng skimming: - Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin quan trọng - Skimming để xác định từ khóa chính - Sau khi skimming một đoạn bạn sẽ xác định được xem có cần đọc kỹ đoạn này sau đó không. Các bước trong Skimming: - Đầu tiên hãy đọc chủ đề của bài- Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài - Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát - Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa - Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng. - Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại - Đọc sâu hơn vào bài khóa, hãy chú ý: + Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi : who, what, when, why, how + Danh từ riêng + Các từ khác biết, đặc biệt là các từ viết hoa + Liệt kê + Tính từ số lượng ( best, most, worst, …) + Những dấu hiệu đánh máy: in nghiêng, in đậm, gạch chân, … + Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ hãy nhìn lướt thật nhanh - Đọc toàn bộ đoạn cuối SCANNING (Đọc lấy dữ liệu chi tiết) Scanning là gì: Scanning là đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài khóa. Khi nào cần dùng kỹ năng scanning: Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài Các bước trong Scanning là gì: - Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu như xác định được các thông tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ rang thì khi bạn tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn. - Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào số, tên riêng, ngày tháng, … và có thể nằm ở đoạn nào - Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning. + Có thể là trong tiêu đề, biều đồ, hoặc trong phần in đậm? + Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong danh bạ điện thoại, bảng chú giải? - Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc - Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó - Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo Khi Scanning, bạn phải luôn xác định lướt qua bài khóa mà không cần hiểu nội dung của nó. Theo Thethaohangngay |