26/12/2013 11:24 am
Đại học dễ thất nghiệp hơn lao động tự do Ngày 25-12, bà Nguyễn Thị Xuân Mai - vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) - cho hay khi so sánh các năm gần đây thì thấy rõ tỉ lệ SV tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm tăng mạnh cả về tỉ lệ phần trăm và con số tuyệt đối. Theo đó, năm 2010, người có trình độ ĐH ở độ tuổi 21-29 thất nghiệp chỉ chưa đầy 60.000 người (chiếm 6,84%), nhưng đến năm 2013, số người thất nghiệp có trình độ ĐH ở độ tuổi dưới 30 đã tăng lên thành 101.000 người (9,89%). Riêng quý 3-2013, tỉ lệ này còn tăng lên mức 11,75%. Theo bà Mai, tỉ lệ thất nghiệp của người có trình độ ĐH ở độ tuổi từ 21-29 tuy cao so với tỉ lệ thất nghiệp nói chung ở độ tuổi này, nhưng có thể vẫn chưa phản ánh được con số chính xác về tỉ lệ thất nghiệp theo quan niệm thông thường. “Chẳng hạn, có những phụ huynh nói rằng con tôi tốt nghiệp ĐH mà vẫn thất nghiệp mấy năm nay rồi. Song thực tế trong thống kê, chẳng hạn, nếu con vị phụ huynh này tuy chưa có việc làm như mong muốn, theo ngành nghề được đào tạo mà vẫn thường xuyên đi làm phụ hồ giúp anh trai thì vẫn được tính là có việc làm”- bà Mai lý giải. Rất nhiều sinh viên đại học ra trường thất nghiệp Theo cách điều tra này thì những người vốn được coi là có việc làm bấp bênh, thậm chí những người bán hàng rong... vẫn được tính là có việc. Ngoài ra, chỉ cần làm việc một giờ trong một tuần trước thời điểm điều tra cũng không bị xếp vào nhóm thất nghiệp. Người được xếp vào diện thất nghiệp còn phải là người đang có nhu cầu tìm việc làm. Với những người không có nhu cầu tìm việc, trong tình trạng “thoái chí” dù bản thân không có việc cũng không được xếp vào diện thất nghiệp. Chính vì lý do này mà tỉ lệ thất nghiệp nói chung trong độ tuổi lao động ước tính năm 2013 chỉ là 2,2%, tỉ lệ thiếu việc làm cũng chỉ ở mức chưa đến 2,8%, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ thất nghiệp ở đối tượng có trình độ, được đào tạo từ các trường ĐH. Dư thừa so với nhu cầu Tỉ lệ sinh viên đã tốt nghiệp mà thất nghiệp lên tới 9,89% là điều dễ hiểu trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay. Nó thể hiện tình trạng: nguồn nhân lực đã được đào tạo bậc đại học dư thừa so với nhu cầu, tốc độ phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu việc làm. Vấn đề cần quan tâm là nên cân đối nguồn nhân lực cho từng vùng miền. Ví dụ: hằng năm TP.HCM cần tuyển 265.000 lao động, trong đó TP chỉ cần 13% tốt nghiệp đại học. Thế nhưng mỗi năm có 70.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP, chưa tính đến số sinh viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức. Nếu số này “trụ” lại TP.HCM để tìm việc làm thì đương nhiên sẽ diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt và sẽ có người thất nghiệp. Do vậy, theo tôi, cần phải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp (cần loại bỏ suy nghĩ học để làm thầy hay học để làm thợ mà là học để làm việc, học và làm theo khả năng, sở thích của bản thân học sinh), đẩy mạnh thông tin về thị trường lao động của từng vùng miền (người thất nghiệp ở địa phương này có thể xin việc ở địa phương khác), đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu nhân lực của cả nước nói chung và từng tỉnh thành nói riêng... Theo Thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
>> Cử nhân thất nghiệp đi chăn vịt kiếm sống
>> Rải 150 bộ hồ sơ xin việc khắp Hà Nội trong 7 tháng thất nghiệp