Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn Văn năm 2014

Để có thể làm bài thi tốt nghiệp môn Văn tốt, học sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn sẽ bao gồm những gì và cần chú trọng điều gì, những băn khoăn sẽ được giải đáp dưới đây:

Để đánh giá năng lực tổng hợp, kiến thức kỹ năng, cách sử dụng kiến thức kỹ năng trong cuộc sống của học sinh, đề thi tốt nghiệp Ngữ Văn năm 2014 sẽ có 2 phần: Đọc hiểu và viết.

Nội dung nghị luận xã hội và nghị luận văn học có thể là hai câu riêng, nhưng cũng có thể là một câu, miễn là đáp ứng với ma trận đề.

- Phần ngữ liệu đọc hiểu không lấy trong sách giáo khoa. Phần ngữ liệu này sẽ “vừa” với học sinh: Dài vừa phải, số lượng câu phức và câu đơn hợp lý, không có nhiều từ địa phương để học sinh cả nước đều có thể hiểu văn bản, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng…

-Với phần viết là câu hỏi mở, nhưng có chuẩn. Khó nhất là tư tưởng, đạo đức đến mức độ nào, còn thì vẫn có chân giá trị, giá trị sống để làm chuẩn” – đây là những thông tin về đề thi mà ông Hiển công bố.

Bi quyet on thi tot nghiep mon Van nam 2014

Để làm bài thi tốt nghiệp môn Văn tốt các em học sinh cần ôn luyện thật kỹ

Bí quyết ôn luyện thi tốt nghiệp môn Văn theo cấu trúc đề thi mới

Trước những băn khoăn của giáo viên văn cả nước về việc ôn tập cho học sinh theo hướng ra đề mới, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, đã gợi ý giáo viên tập trung vào một số nội dung.

- Phần Đọc hiểu (Về năng lực tiếp nhận văn bản):

 + Thứ nhất là phải ôn cho học sinh thế nào là đọc hiểu văn bản: Nội dung chính, thông tin quan trọng, ý nghĩa của văn bản.

 + Thứ hai là phải hiểu từ ngữ, cú pháp, chấm câu, hình thức biểu tượng, ký hiệu ngôn ngữ… Ví dụ như hỏi một từ trong đoạn văn đó có ý nghĩa gì cũng là một cách kiểm tra đọc hiểu.

 + Thứ ba là nhận ra và thấy tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản, không chỉ là các biện pháp tu từ. Học sinh không chỉ phát hiện ra mà còn thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật, cao hơn là nêu được ý nghĩa giá trị của văn bản đó chứ không chỉ nội dung chính.

 + Tiếp theo là ôn cho học sinh về kỹ năng đọc hiểu: Cách hiểu có đúng không, phương pháp hiểu văn bản.

 + Và hướng học sinh tới cảm xúc, cảm tưởng sau đọc hiểu văn bản.

- Phần Viết (phần tạo lập văn bản):

 + Giáo viên cần chú ý ôn luyện cho học sinh trước hết phải có tri thức về văn bản - kiểu đoạn, cấu trúc, quá trình nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề bài.

 + Trang bị cho các em khả năng viết các loại văn bản phù hợp với đối tượng, tình huống giao tiếp. Viết để làm gì, viết cái gì, viết như thế nào.

Ông Thống nhấn mạnh: “Cho dù đề thi mở, khuyến khích sáng tạo nhưng vẫn có những nguyên tắc, quy chuẩn của văn chương trường ốc, có căn cốt của kỹ năng cơ bản.

Không có đề mở nào mà đến mức độ viết lung tung được. Đề mở, nhưng là mở phù hợp với trình độ học sinh”.

Theo Thethaohangngay

 

Viết bình luận: Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn Văn năm 2014

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247