04/11/2015 14:20 pm
I. Cách làm dạng bài đọc hiểu văn bản: 1. Cấu trúc đề đọc hiểu: a. Văn bản: 2 văn bản (van bản văn xuôi/ thơ, văn bản nhật dụng/ nghệ thuật) b. Câu hỏi: 8 ý hỏi 2. Những câu hỏi thường gặp: Câu hỏi nhận biết: - Thể thơ, kiểu lập luận của đoạn văn - Thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, bình luận, … - Phương thức biểu đạt: tự sự (kể), miêu tả (tái hiện đặc điểm), biểu cảm (bộc lộ cảm nghĩ), thuyết minh (giới thiệu), nghị luận (bàn luận), hành chính –công vụ - PCCN ngôn ngữ: + Sinh hoạt (dùng trong giao tiếp, tồn tại ở 2 dạng nói, viết, đặc trưng: tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc) + Khoa học (dùng trong văn bản khoa học, đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng, Tính lí trí, logic, Tính khách quan, phi cá thể) + Nghệ thuật (VB nghệ thuật, đặc trưng: tính hình tượng, tính cá thể, tính truyền cảm) + Chính luận: Tính công khai về quan điểm chính trị, Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, Tính truyền cảm, thuyết phục. + PCNN báo chí: Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn (dựa vào nguồn trích dẫn, lưu ý có thể mang PC chính luận -> trả lời 1 trong 2 hoặc cả 2) + PCNN hành chính công vụ: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ. - Các hình thức ngôn ngữ: + Ngôn ngữ trực tiếp: Ngôn ngữ của nhân vật: độc thoại, đối thoại Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật + Ngôn ngữ nửa trực tiếp (đan xen giữa lời nhân vật và lời của người kể chuyện): trần thuật nửa trực tiếp - Các phép liên kết hình thức trong Vb: phép nối, phép lặp, phép thế, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng. - Các biện pháp tu từ: + Về từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ [khác lặp từ ], nói quá, nói giảm, nói tránh, chơi chữ, liệt kê, tương phản. + Về câu : đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối. - Nhận diện lỗi sai. + Câu hỏi thông hiểu : Thường là yêu cầu nêu nội dung chính của văn bản hoặc của một câu/ đoạn nào đó trong văn bản + Vận dụng thấp : Thường là nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản [từ ngữ, hình ảnh, bptt] + Các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao : Thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp) + Nắm chắc những kiến thức trên để làm tốt bài đọc hiểu. Video chia sẻ cách làm dạng bài đọc hiểu và nghị luận xã hội II. Phần nghị luận xã hội 1. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội cần: - Nắm được công thức làm từng dạng cụ thể - Rèn kĩ năng viết văn - Nắm bắt thông tin trong đời sống XH, suy nghĩ và có quan điểm cá nhân (bày tỏ quan điểm cá nhân 1 cách chân thành, nghiêm túc, rõ ràng, nhất quán) - Tích lũy các danh ngôn, châm ngôn, những câu chuyện cuộc sống … để làm dẫn chứng. 2. Những chủ đề thường bàn tới: - Nghị lực, ý chí, niềm tin - Bàn về tình cảm (tình bạn, tình mẹ, tình yêu quê hương đất nước) - Bàn về cách sống, lý tưởng sống - Bàn về việc học, việc đọc.. - Bàn về vấn đề đối với truyền thông (uống nước nhớ nguồn, cái nết đánh chết cái đẹp, không Thầy đố mày làm nên, văn hóa Việt, tôn sư trọng đạo, ngôn ngữ tiếng Việt..) - Các phẩm chất đạo đức (Trung thực, danh dự, tự trọng, đức hạnh, khoan dung, đồng cảm, sẻ chia, dũng cảm, danh và thực tâm hồn, tài đức, nghị lực khát vọng, niềm tin…) - Các vấn đề (giá trị bản thân, khen - chê, thành công - thất bại, kẻ mạnh - kẻ yếu, thời gian - cơ hội - lời nói, những thói xấu của con người, sự cho đi và nhận…) - Các hiện tượng xã hội đang diễn ra trong đời sống xã hội. Theo Thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |