21/04/2014 15:49 pm
Thầy Phạm Trung Dũng, Giáo viên dạy Lý trường sư phạm ở Hà Nội với nhiều năm dạy luyện thi đại học, thầy cũng đang giảng dạy trực tuyến trên Tuyensinh247.com. . Trong buổi hôm nay, Thầy sẽ chia sẻ với các em các kỹ năng đạt điểm cao môn Lý trong kỳ thi đại học, cao đẳng năm học 2014 sắp tới. Thầy Dũng cho biết, trong khoảng 4 năm trở lại đây, đề thi môn Lý khó hơn. Các câu hỏi lý thuyết đánh mạnh vào bản chất vấn đề chứ không phải là thuộc lòng nữa. Đề môn Vật lý, nội dung nằm trong chương trình học phổ thông và trải dài trong các chương của chương trình 12 với khoảng: 10 đến 11 câu hỏi rơi vào chương dòng điện xoay chiều. 8 đến 9 câu rơi vào chương giao động cơ; 7 câu ở chương hạt nhân… Lớp 10 và 11 ít được dùng để hỏi trực tiếp nhưng nội dung các câu vận dụng kiến thức lớp 10 và 11 làm nền tảng mới trả lời được. Ảnh chụp thầy giảng dạy trên Tuyensinh247.com (ảnh cắt từ video) Học sinh đọc kỹ đề hiểu rõ bản chất câu hỏiThầy Dũng cho biết thêm, trong quá trình ôn luyện môn Lý, học sinh thường không đọc kỹ đề bài và không để ý đến những từ ngữ đặc biệt trong câu hỏi nên dễ bị lừa Ví dụ, đề bài cho: Trong những kết luận sau về con lắc lò xo dao động điều hòa, kết luận nào sai: Đáp án A: biên độ chỉ phụ thuộc vào trạng thái kích thích Đáp án B: pha ban đầu chỉ phụ thuộc vào trạng thái kích thích Đáp án C: pha ban đầu phụ thuộc vào trạng thái kích thích và hệ trục tọa độ Đáp án D: tần số chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của con lắc. Như vậy, trong câu hỏi này đáp án B là sai, thế nhưng nhiều học sinh lại nghĩ rằng pha ban đầu phụ thuộc vào trạng thái kích thích và hệ trục tọa độ nên cứ nghĩ là phương án A. Tuy nhiên, đáp án đúng ở đây là lại phương án B. Các em cũng hay mắc lỗi hiểu sai hoặc chưa nắm rõ bản chất của kiến thức. Đơn cử đề bài cho, trong các kết luận sau về con lắc lò xo dao động điều hòa, kết luận nào chưa chính xác. Đáp án A, khi vật chuyển động từ biên về vị trí cân bằng thì chuyển động nhanh dần Đáp án B, khi vật chuyển động hợp lực tác dụng lên vật luôn hướng về vị trí cân bằng Đáp án C, khi vật chuyển động từ biên âm về vị trí cân bằng thì chuyển động nhanh dần đều . Đáp án D, khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên dương thì li độ và vận tốc đều dương. Ở câu hỏi trên, khi vật chuyển động có chuyển động chậm dần, có nhanh dần, chậm dần nhưng không có "đều". Do đó, đáp án sai là đáp án C. Thế nhưng, nhiều học sinh lại nghĩ khi vật chuyển động ở vị trí cân bằng thì lò xo đẩy vật chuyển động nhanh nên chỉ để ý chữ "nhanh dần" và "chậm dần" chứ không để ý chữ "đều". Chính vì thế học sinh chọn phương án C và đương nhiên là sai. Học sinh hay hiểu nhầm bản chất vật lý và không phân biệt được các dạng bài: Ví dụ ngay đề thi đại học năm 2013, đề bài thi cho bài điện có hộp đen nhưng ở phần sau không có vấn đề gì đả động đến hộp đen. Tuy nhiên, nhiều học sinh lại hiểu đó là bài tập về hộp đen lại không làm được. Và nếu có em nào ngồi loay hoay cũng mất nhiều thời gian. Ở dạng đề này, họ cho hộp đen nhưng không phải áp dụng công thức giải bài hộp đen mà phải làm bằng công thức giá trị tức thời thì mới ra kết quả. Chia đề thi thành 3 loại câu hỏiTheo thầy Dũng, khi nhận được đề thi, học sinh hay thiếu kỹ năng phân chia thời gian. Các em hay bị mắc lỗi không phân biệt loại câu hỏi. Đặc biệt là học sinh giỏi, khi đọc đến câu hỏi khó lại say sưa vào làm trước. Với thời gian 1,8 phút dành cho câu trắc nhiệm, nếu học sinh say mê với câu hỏi khó sẽ mất từ 5 đến 10 phút. Như vậy, học sinh sẽ bị tốn nhiều thời gian, đến giai đoạn cuối sẽ bị cuống quýt dẫn đến không nhớ kiến thức nữa và đôi khi lại còn bị áp lực tâm lý rất mạnh. Do vậy, học sinh đọc đề nên phân chia câu hỏi thành 3 loại "phải làm ngay";"từ từ hãy làm" "đừng sờ vào". Đối với những câu hỏi thuộc dạng "phải làm ngay", học sinh có thể chọn ngay đáp án hoặc áp dụng vài công thức là ra ngay, dạng này nên làm trước. Sau đó các em nên soát lại cho chắc chắn rồi mới chuyển tiếp sang làm câu hỏi thuộc dạng "từ từ hãy làm", là loại câu hỏi biết cách làm nhưng phải biến đổi rất mất thời gian. Cuối cùng với loại câu hỏi "đừng sờ vào", loại câu đọc xong học sinh không hiểu nên các em không dành nhiều thời gian vào dạng này. Các em nhớ soát lại giữa bài làm và phiếu tô để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Trong quá trình làm bài tập, học sinh hay chủ quan vì những câu hỏi dễ bởi những câu hỏi dễ thường dễ bị lừa, câu hỏi khó thường chỉ khó làm chứ ít bị lừa. Ví dụ: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do. Khi điện tích một bản tụ điện có giá trị là q1 thì cường độ dòng điện là i1; khi điện tích một bản tụ điện có giá trị là q2 thì cường độ dòng điện là i2. Gọi c là tốc ánh sáng trong chân không. Nếu dùng mạch dao động này để là mạch chọn sóng của máy thu thanh thì sóng điện từ mà máy có thể thu có bước sóng Ở câu hỏi trên, học sinh nhìn vào rất hay nhầm lẫn là đáp án A hoặc C nhưng thực chất 2 đáp án đó là sai đầu tiên vì q và i biến đổi ngược nhau. Học sinh cũng thường mắc lỗi phức tạp hóa bài tóan và khi làm bài hay chia bài toán làm nhiều trường hợp mà quên mất là một câu hỏi trắc nghiệm người ra đề cũng phải tính toán học sinh là trong bao nhiêu thời gian nên không thể cho nhiwwuf trường hợp được. Ngoài ra, trong đề thi hay có dạng bài lý thuyết dưới dạng bài tập. Đây là câu hỏi cực kỳ hóc búa. Học sinh phải làm bài tập thì mới có được đáp án, thế nhưng nhiều em lại không chọn cách đó đã dẫn đến việc chọn đáp án sai. Ví dụ: Đề bài cho tần số biến thiên f1, f2 thì UL1= UL2. Nếu f = fo ULmax thì biểu thức nào sau đây đúng. Rõ ràng đó là một câu lý thuyết nhưng thực chất nó là hai dạng bài tập rất dài là "hiệu điện thế bằng nhau" và "hiệu điện thế cực đại". Nếu học sinh chỉ học tự luận quen biến đổi thì khó có thể làm được, nếu cố làm sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo Đức Nguyễn - Khampha.vn Thông tin về thầy Phạm Trung Dũng Do Tuyensinh247.com cung cấp Thạc sỹ vật lí Phạm Trung Dũng đã có trên 10 năm kinh nghiệm về luyện thi đại học, cao đẳng. Thầy được học sinh yêu mến bởi cách giảng dạy nhẹ nhàng nhưng thấm kiến thức nhanh chóng và khó quên, nhất là việc giúp học sinh thi trắc nghiệm đạt điểm cao. Thầy giáo Phạm Trung Dũng đã gây dựng một hình ảnh rất tuyệt vời trong lòng học sinh với tinh thần trách nhiệm của người Thầy. Ngoài những thời gian tận tình chỉ bảo trên lớp, học sinh của Thầy còn được Thầy thường xuyên cung cấp các bài tập bài luyện dưới dạng trắc nghiệm sau mỗi buổi học để đánh giá hiệu quả và khả năng của mỗi học sinh, theo dõi sự thay đổi của các bạn theo thời gian để hỗ trợ khích lệ đặc biệt riêng giúp bạn tiến bộ. Học sinh yêu mến gọi thầy là "Vua trắc nghiệm". Đặc biệt, khi tham gia lớp luyện thi của thầy, các bạn học sinh sẽ được yêu cầu tuyệt đối không mở bảng công thức khi làm bài tập để có thể hiểu và ghi nhớ công thức sâu nhất. Với những kinh nghiệm của mình, thầy không chỉ mang đến cho học sinh những bài học bổ ích mà còn xóa đi nỗi sợ môn Vật lý cho bao thế hệ học trò. Phương pháp giảng bài và cách thức truyền đạt của thầy đã giúp học sinh tiếp cận với cách tư duy lôgic, suy luận chặt chẽ theo phương pháp trắc nghiệm tạo nên những trải nghiệm làm cho học sinh thấy được “học lí không khó”. Mục tiêu lớn nhất cùng niềm vui vô hạn của thầy chính là sự thành công khi học trò của mình bước chân vào giảng đường đại học. Thầy Phạm Trung Dũng là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Học sinh của thầy có nhiều em đã đỗ vào các trường Đại học hàng đầu như: Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân… một số bạn còn giành được những học bổng du học tại các trường nổi tiếng quốc tế. Các sinh viên, trước đây là học sinh của Thầy Dũng VTN còn lập hẳn một hội những người đã và đang theo học thầy nhằm trao đổi những kinh nghiệm với các em đang trong giai đoạn định hướng cho sự nghiệp. Video + Bài giảng của thầy: http://tuyensinh247.com/hoc-truc-tuyen-mon-ly-c48.html Lưu ý: Thời gian tới thầy sẽ có video chia sẻ bí quyết làm bài thi đạt điểm 6-7 và 9-10 trên Tuyensinh247.com, các em chú ý theo dõi. Theo Thethaohangngay |
>> Bí quyết luyện thi môn Lý hiệu quả
>> Bí quyết làm bài thi đại học môn Toán, Lý của các thủ khoa
>> Thầy Phạm Quốc Vượng chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Toán