24/09/2013 14:15 pm
Nhìn nhận được mặt tích cực của môn học Thay vì suốt ngày ngồi một chỗ than thở, chán nản với cuốn sách dày cộm thì bạn hãy nhìn vào mặt tích cực của môn học ấy xem. Một khi đã nằm trong chương trình học chính khóa, chắc chắn môn học đó sẽ không thể nào thừa hay được xem là “phí thời gian” đâu. Diễm Kiều (phải) Diễm Kiều (ĐH Ngoại Thương TP.HCM) chia sẻ quan điểm: “Hãy xác định xem môn học đó có tác dụng với bản thân mình như thế nào. Chẳng hạn như môn Vật Lý ở trường phổ thông sẽ giúp bạn tư duy logic và giúp bạn hình dung, xử lí những trường hợp cần tư duy trừu tượng. Còn với môn Triết học, bạn sẽ học được “phép duy vật biện chứng” rất hữu ích trong quá trình học tập, làm việc ở ngoài đời sống sau này!”. Có thấy môn học hữu ích bạn mới có động lực để học nó cho tốt được. Không “quịt” thời gian của môn học Đừng vì chán nản với môn học mà “thầy cứ giảng, trò cứ lơ”, hay cúp học thường xuyên, nhẵn mặt với “sổ đen” của lớp. Đã từng có rất nhiều bạn than thở rằng: Không khí học đại học khác hẳn với học cấp ba, dường như giảm bớt “máu” hơn thì phải. Nhiều khi chỉ lên lớp điểm danh cho có lệ, cho qua môn rồi về. Thế Lâm Thực ra, cách tốt nhất để có thể “đối phó” với môn học mà bạn xem là “tẻ nhạt” chính là đối diện trực tiếp với nó. Bạn nên dành thời gian nhất định trong ngày để học môn đó, tập trung nghe giảng, ghi chép những chi tiết quan trọng. “Trong quá trình tập trung học môn học, bạn có thể vừa đọc vừa hình dung, liên kết những chi tiết trong bài với bên ngoài cuộc sống để nhớ và hiểu sâu hơn!” - Thế Lâm (lớp 11 THPT. Nhơn Trạch, Đồng Nai) bật mí kinh nghiệm của bản thân. Học từ những người bạn xung quanh Chẳng phải tự dưng mà cha ông ta có câu “Học thầy không tày học bạn!”. Hãy tìm đến những người bạn cực kì giỏi môn mà bạn xem là thấy “khoai” ấy, chắc chắn là bạn sẽ tìm ra phương pháp học phù hợp nhất. Thúy Nga (trái) Với bạn bè sẽ dễ nói chuyện hơn, một khi đã có “thành tâm” cải thiện môn học thì những bạn học khá môn đó sẽ không nỡ từ chối bạn đâu. Khi có thắc mắc bạn đừng ngại ngần mà trao đổi với người bạn cùng tiến ấy. Bởi “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” mà. Khuyết điểm của bạn là ưu điểm của người khác. Đây là quan điểm rất thực tế của cô bạn Thúy Nga (ĐH Ngoại Thương TP.HCM). Hỏi trực tiếp từ thầy cô Suy cho cùng, khi bạn không ưa môn học nào đó thì kiến thức mà bạn thu nạp được ngay trên lớp cũng sẽ chẳng đáng là bao. Chính vì thế, hãy tìm tòi và phát huy khả năng học tập của mình thông qua sự hướng dẫn tận tình của thầy cô. Mai Sương (ngoài cùng, bên trái) Mai Sương sinh viên CĐ Văn hóa nghệ thuật du lịch SG chia sẻ :“Với chí cầu tiến như thế, chắc chắn là sẽ không có thầy cô nào sẽ nỡ “trù dập”. Thậm chí, khi bạn thể hiện rõ thái độ và mong muốn cải thiện với thầy cô, họ sẽ cảm thấy rất vui và sẽ tìm ra phương pháp học tốt nhất cho bạn đấy!”. Hi vọng những chia sẻ nho nhỏ trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình hình. Không có việc gì khó, chỉ cần bạn tìm được đúng đường đi mà thôi. Theo Thethaohangngay |