3 phương án xóa điểm liệt môn Địa thi THPT Quốc gia

Chia sẻ của giáo viên về cách ôn tập hiệu quả môn địa lý đặc biệt là những em học yếu môn Địa, 3 phương án dưới đây giúp các em không bị điểm thấp môn Địa trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Phương án 1:

Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư (2 điểm) với những dạng câu hỏi dễ nhất như “nêu, trình bày”.

Đây thường là câu hỏi 1 trong đề thi THPT quốc gia. Sẽ tập trung hơn ở câu hỏi phần Địa lí tự nhiên vì trong phần này có hai phương án ra đề: Một là, câu 1 sẽ lấy trọn hai điểm thuộc phần kiến thức này. Hai là, câu 1 sẽ gồm 2 ý: Ý 1(1 điểm) thuộc phần kiến thức Địa lý tự nhiên; ý 2 (1 điểm) thuộc phần kiến thức Địa lí dân cư.

Nhưng giáo viên chỉ dừng lại ở dạy kiến thức thật cơ bản chắt lọc ý ngắn ngọn, chính xác vì câu hỏi thường ở mức độ nhận biết rất dễ “nêu, trình bày, tái hiện lại”.

Phương án 2:

Giáo viên hướng dẫn trả lời câu hỏi Atlat Địa lý Việt Nam (2 điểm) với dạng câu hỏi dễ nhất là nêu các đối tượng địa lí trên bản đồ ở trang Atlat cho trước.

Đây thường là câu hỏi 2 trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia. Trong câu hỏi này sẽ gồm hai ý khác nội dung, chủ yếu là nêu các đối tượng địa lí.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm kí hiệu thể hiện đối tượng đó trên bản đồ. Có thể kí hiệu đó ở tại trang bản đồ cho trước nhưng có thể lại ở trang kí hiệu chung.

Vì vậy, việc tìm đúng kí hiệu, phương pháp thể hiện các đối tượng trên bản đồ sẽ giúp học sinh nhận biết được dễ nhất và xác định không bao giờ sai. Từ đó có thể xóa điểm liệt học sinh ở phần câu hỏi Atlat dễ dàng.

Phương án 3:

Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, không cần giải thích cũng được 2,5 điểm.

Trong phần vẽ biểu đồ, đa phần học sinh không biết bài thực hành này có phải xử lý số liệu trước khi vẽ hay không?

Giáo viên chỉ cần nhấn mạnh cho học sinh là chỉ có 2 trường hợp học sinh phải xử lí số liệu: Một là vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu mà chưa có số liệu cơ cấu (%), hai là vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng mà chưa có % tốc độ tăng trưởng. Còn lại các dạng khác đều vẽ luôn không cần xử lý số liệu.

Việc làm này sẽ giúp học sinh chắc chắn được 2 điểm khi xử lý số liệu (nếu cần) và vẽ biểu đồ (nhiều khi trong đề là cho trước).

Phần nhận xét biểu đồ, giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh nhận xét theo chiều dọc bảng số liệu và chiều ngang bảng số liệu sẽ rút ra 2 ý nhận xét khái quát rồi minh chứng số liệu sẽ được 0,5 điểm. Còn phần giải thích thì yêu cầu vận dụng cao nên học sinh học lực yếu kém khó làm đủ ý.

Theo Thethaohangngay

Viết bình luận: 3 phương án xóa điểm liệt môn Địa thi THPT Quốc gia

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247