24/01/2013 07:28 am
1. Áp dụng bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Anh Nghe Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp. Vừa nghe giảng và kết hợp với sách giáo khoa, tô đậm các ý chính và phân tích. Chịu khó tự tìm hiểu, theo dõi các chương trình về lịch sử trên truyền hình: các bộ phim lịch sử, chương trình giải trí… Ghi âm những bài khó học, những mốc sự kiện đáng lưu ý vào máy điện thoại bằng chính giọng của mình. Có thể mở ra nghe bất cứ lúc nào, tiết kiệm được thời gian lại vừa như một hình thức giải trí. Sẽ giúp bạn tạo vết trong bộ não, sự kiện đó được ghi nhớ lâu hơn. Nói Nói những kiến thức mình học được, tìm hiểu được. Cố gắng phát biểu ý kiến trên lớp, phân tích vấn đề. Trao đổi kiến thức đã học với bạn bè, thầy cô. Tập thuyết trình các bài Lịch sử trên lớp cũng như ở nhà, coi mình như một người dạy Sử để có thể hiểu bài theo cách tư duy, chứ không chỉ là học vẹt. Đọc Cần đọc lại bài cũ sau khi đã học một cách khá thường xuyên và liên tục. Không học theo kiểu 1 lần rồi để đấy, vì như vậy sẽ rất nhanh quên do không kiến thức không được lặp lại. Khi đọc lại bài nên chia nhỏ từng phần, không đọc cùng một lúc nhiều kiến thức của nhiều bài sẽ làm cho bạn thấy rối và mệt khi học. Đọc bài mới khoảng 2 - 3 lần trước khi đến lớp. Không chỉ đọc mà còn phải tìm cách tự phân tích, thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau. Tập trung cao khi đọc bài, cố gắng nhớ những nội dung cốt lõi nhất. Viết Thường thì các bạn rất ngại viết Sử, sau mỗi bài học chỉ đơn giản là đọc thuộc. Nhưng nếu làm như vậy chắc chắn ngay hôm sau bạn sẽ bị rơi vãi kiến thức rất nhiều và dẫn đến quên rất nhanh, chẳng khác nào chưa từng học. Viết giúp bạn nhận ra được những lỗi sai trong quá trình học, các sự kiện sẽ hằn sâu hơn. Có lẽ bạn không thể học tốt được môn học này, cũng như không thể lắm chắc được kiến thức nếu tự ý bỏ đi một trong bốn kĩ năng trên! 2. Mẹo nhỏ để ghi nhớ các sự kiện dễ dàng hơn Viết những kiến thức mà bạn thấy quan trọng ra một quyển sổ nhớ, bằng các câu ngắn gọn hoặc theo dạng sơ đồ. Không nhất thiết phải giữ vở sạch chữ đẹp. Hãy ghi ngay trên sách thời gian của các sự kiện nào mình gặp phải. Bài này xuất hiện mốc sự kiện đó, bài khác chắc chắn sẽ có sự lặp lại. Dần dần bạn sẽ nhớ rất sâu khó có thể quên được. Ngoài ra hãy gắn các thời gian xảy ra sự kiện đó với những ngày tháng mà bản thân đã nhớ. Ví như: ngày sinh của bạn bè, bố mẹ, thầy cô, các ngày lễ lớn, con số bạn cho là may mắn với mình, ngày nhập học đầu tiên của bạn… Nếu là diễn biến lịch sử có chia giai đoạn thì hãy cố gắng tìm quy luật, giai đoạn sau cách giai đoạn trước khoảng thời gian là bao lâu… Ngoài ra hãy liệt kê các sự kiện xảy ra cùng ngày tháng, để dễ nhớ và không bị rối. Đó là bí quyết nhỏ giúp bạn thấy nhẹ nhàng và đơn giản hơn khi học môn Sử. Bởi thực chất học Sử không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ, không chỉ đơn giản là học thuộc mà cũng cần phải tư duy như các môn học khác. Đừng bao giờ tạo áp lực cho chính mình, thì học Sử sẽ có được kết quả cao hơn. Mỗi người sẽ có những cách học riêng phù hợp với chính mình, khi thực sự yêu thích môn này. Còn bạn thì sao? Nếu bạn vẫn đang rất hoang mang và thấy rối khi học môn Sử thì có thể áp dụng thử phương pháp trên. Biết đâu sẽ mang lại kết quả tốt cho bạn hoặc có thể giúp bạn tìm ra phương pháp học cho riêng mình. Theo Thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||