Bí quyết làm bài thi môn lịch sử của cô giáo 'dạy Sử không buồn ngủ'

Cùng lắng nghe những chia sẻ bí quyết làm bài thi đại học môn lịch sử của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh - một trong những giáo viên dạy Sử 'cực đỉnh' của trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương nhé!

Tại trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, cô Nguyễn Thị Hồng Thanh không chỉ được biết đến là Hiệu phó của nhà trường, được rất nhiều học sinh yêu quý mà còn là một giáo viên dạy Sử giàu kinh nghiệm và thành tích. Cô là người đã đồng hành cùng đội tuyển Sử của trường tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia và đều giành được những giải cao. Nếu như teen lựa chọn thi Đại học khối C, nhưng vẫn thấy Lịch sử là môn học khó nhằn và vẫn đang băn khoăn về phương pháp học và làm bài thi môn học này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của cô Hồng Thanh nhé!

Bi quyet lam bai thi mon lich su cua co giao \'day Su khong buon ngu\'

Chân dung cô Nguyễn Thị Hồng Thanh

Thưa cô, trong quá trình dạy môn Lịch sử, cô làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh?

Theo cô một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sa sút trong dạy học Lịch sử hiện nay là do giáo viên chưa đầu tư tìm tòi phương pháp dạy phù hợp với tâm lý học sinh. Thực tế, dạy học môn Lịch sử rất dễ tạo hứng thú cho học sinh với điều kiện giáo viên phải biết lồng ghép các tư liệu khô khan với các câu chuyện lịch sử, giúp cho các giờ học sống động hơn, kiến thức đọng lại trong học sinh lâu hơn.

Thỉnh thoảng phải biết “cù” học sinh, tạo không khí học tập thoải mái. Đồng thời, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cách học tập đúng đắn.

Với những bạn thi ĐH khối C, cô có lời khuyên nào cho các bạn ấy về phương pháp ôn môn Lịch sử hiệu quả không?

Trước hết, khi bắt đầu ôn thi môn Lịch sử, các em cần lập kế hoạch ôn theo từng giai đoạn, sau đó lập bảng hệ thống kiến thức trong chương trình học. Học từ khái quát đến chi tiết và nắm vững “công thức” của các mảng kiến thức. Ví dụ: học về một phong trào cách mạng bao giờ cũng phải tìm hiểu về: Hoàn cảnh (nguyên nhân), diễn biến, kết quả, ý nghĩa...; Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau nên học phải nắm được mối quan hệ giữa các mảng kiến thức cũng như giữa các sự kiện. Đặc biệt, trong quá trình ôn luyện, các em nên tích cực viết bài, xem đề thi của các năm trước và tự ngồi làm trong thời gian quy định như khi đi thi.

Tóm lại, các em cần nhớ nguyên tắc của học Sử là không phải học thuộc lòng mà phải hiểu được bản chất của nó.

Theo cô thì cách làm một bài thi Lịch sử như thế nào sẽ được đánh giá cao?

Trước hết, các em phải xác định đúng yêu cầu của đề bài.

Về kiến thức thì không trình bày lan man, dài dòng, thừa hoặc thiếu kiến thức; phân phối thời gian làm bài hợp lý, đảm bảo tỉ lệ thuận giữa điểm-thời gian và số lượng trang viết.

Về hình thức trình bày cần sạch, đẹp, kiến thức mạch lạc, đảm bảo đủ hết các câu trong đề. Cấu trúc 1 bài thi thường phải có 3 phần rõ rệt:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nêu

Thân bài: Nêu các nội dung mà câu hỏi yêu cầu

Kết luận: Khẳng định vị trí của vấn đề.

Giữa các ý trong câu hỏi phải có câu chuyển tiếp (câu nối) để bài làm có kết cấu chặt chẽ, làm rõ trọng tâm của câu hỏi.

Theo cô thì đâu là lý do khiến hàng năm, sau kì thi ĐH có đến hàng nghìn bài thi lịch sử đạt điểm 0?

Hàng nghìn bài điểm 0 là do học sinh không chịu học, vẫn trông chờ vào vận may có thể chép bài trong phòng thi, hoặc “học tủ”, cũng có thí sinh đi thi cho “vui”, cho biết thế nào là thi ĐH chứ không chuẩn bị kỹ kiến thức… Ngay cả hiện tại cũng vậy, có những học sinh đang ôn thi nhưng chỉ nghĩ đến việc chuẩn bị tài liệu để chép…

Nếu học sinh đã có ý thức học nghiêm túc thì cho dù không nhớ được hết kiến thức cũng không thể được 0 điểm vì các câu hỏi đều tập trung vào những vấn đề lớn, điển hình, nếu mất câu này thì cũng vẫn có câu khác để trình bày, “kiếm” thêm điểm…

Bằng kinh nghiệm nhiều năm dạy Sử của mình, cô đánh giá gì về đề thi Đại học môn Sử những năm gần đây?

Thực tế, cô rất thích những dạng câu hỏi của những đề thi mấy năm nay, mang tính tư duy, yêu cầu học sinh phải hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử mới làm bài tốt, hạn chế được những trường hợp tiêu cực, chép bài trong phòng thi.

Xin cảm ơn cô vì những chia sẻ thú vị trên.

Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Bí quyết làm bài thi môn lịch sử của cô giáo 'dạy Sử không buồn ngủ'

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247