23/05/2016 13:57 pm
Theo đó, học sinh cần quan tâm đến một số vấn đề như: biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo đất nước; Gạc Ma - vòng tròn bất tử; thời cơ thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người.. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ diễn ra, theo thông báo chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề thi hầu như không có sự thay đổi so với 2015. Chính vì thế, đây là thời điểm học sinh lớp 12 cần phải có kế hoạch ôn tập thật khoa học, kỹ năng làm bài thật tốt, đặc biệt là môn Ngữ Văn - môn thi bắt buộc. Mỗi học sinh nên tập trung ôn tập về mặt kỹ năng và phương pháp làm 2 dạng bài: “Đọc hiểu văn bản” và kỹ năng về “Làm văn”. Kỳ thi THPT quốc gia đang đến rất gần, theo thông báo chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề thi hầu như không có sự thay đổi so với 2015. Chính vì thế, đây là thời điểm học sinh lớp 12 cần phải có kế hoạch ôn tập thật khoa học, kỹ năng làm bài thật tốt, đặc biệt là môn Ngữ Văn - môn thi bắt buộc. Mỗi học sinh nên tập trung ôn tập về mặt kỹ năng và phương pháp làm 2 dạng bài: “Đọc hiểu văn bản” và kỹ năng về “Làm văn”. Phần đọc hiểu văn bản: Cần quan tâm đến hiện thực đời sống Các văn bản cần đọc hiểu đều nằm ngoài chương trình sách giáo khoa, là những văn bản hoàn toàn mới. Vì vậy cần rèn luyện các kỹ năng làm phần đọc hiểu, từ đó mới có thể giải quyết tốt phần này. Phần đọc hiểu cũng nên chú trọng đến các văn bản nghị luận, liên quan đến các vấn đề trên, hoặc đề cập đến các vấn đề về bảo vệ văn hóa dân tộc, thói sùng ngoại, bài ngoại, lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, thói vô cảm của con người, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt… Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến một số vấn đề như: biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước; Gạc Ma - vòng tròn bất tử; thời cơ thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người; ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, vai trò của nguồn nước trong cuộc sống; lý tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người (qua các tấm gương Trần Lập, chú lính chì dũng cảm Nguyễn Thiện Nhân)... Các em cũng nên chú ý đến văn bản thơ viết về biển đảo, lòng nhân ái và tình yêu quê hương đất nước. Từ đó, cần nắm vững kiến thức về các loại hình phong cách ngôn ngữ, phương thức hiểu đạt, thao tác lập luận, các dạng nghệ thuật tu từ và nêu tác dụng. Kiến thức đọc hiểu văn bản cũng yêu cầu viết những đoạn văn ngắn theo chủ đề mà ngữ liệu hướng tới. Phần làm văn cần chú ý đến kỹ năng viết bài Câu nghị luận xã hội cần rèn luyện thật tốt phương pháp và kỹ năng làm bài. Trên thực tế, đề về mảng này chủ yếu là vấn đề trong cuộc sống. Cần nắm vững các kỹ năng làm dạng đề nghị luận xã hội, cách làm phổ thông nhất. Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có mở đầu, thân bài và kết luận. Phần mở bài cần nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu. Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở phần một. Và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân về vấn đề đã nêu, đúng hay sai, bài học nào được rút ra cho cá nhân người viết? Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây: • Ý 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi. • Ý 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi. • Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người. Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang. Viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Câu làm văn: Ôn tập thật khoa học và nghiêm túc theo chương trình Dạng đề chủ yếu những năm gần đây là: Phân tích cảm nhận văn học, so sánh và bình luận văn học. Vì thời gian chỉ còn khoảng hai tháng nên mỗi học sinh cần phải biết cách ôn tập một cách khoa học. Trong tháng 5 nên tổng ôn kiến thức một cách nhanh nhất theo sơ đồ tư duy, nghĩa là hệ thống lại kiến thức thành các ý lớn, và các ý nhỏ; không nên học quá chi tiết, cụ thể. Đồng thời, cần ôn lại phương pháp, kỹ năng làm bài thi. Ngoài phương pháp, kỹ năng như trên, học sinh nên tập trung ôn tập kỹ các văn bản lớp 12, gồm 14 văn bản từ “Tuyên ngôn Độc lập” đến “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Trong tháng 6 nên tập trung vừa ôn tập các trọng tâm do kế hoạch của nhà trường đề ra; vừa kết hợp luyện đề thi, thi thử và rút kinh nghiệm. Từ chỗ vận dụng các kỹ năng, phương pháp và kiến thức để làm thử các đề thi, khi chữa đề, chúng ta sẽ kịp thời rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế. Càng có nhiều cơ hội làm bài thi thử càng tốt. Đây là hình thức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm bài. Có thể tích cực mở rộng bằng cách lên mạng tìm các đề khảo sát rồi tự làm bài, nhờ thầy cô giáo của mình chấm hoặc kiểm tra giúp, từ đó mới phát hiện ra những lỗi và điểm yếu để có thể bổ sung kịp thời. Theo Thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |